Sự thật về những con người mang danh “Hacker” (P.1)

Nhắc đến hacker, người ta nghĩ đến những con người nguy hiểm, chuyên sử dụng máy tính đi tìm cách quấy nhiễu, lừa đảo, đánh cắp thông tin và thậm chí có thể phá hủy nền kinh tế hay khởi động nên những cuộc chiến tranh…

Nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, giờ đây, “hacker” được mọi người biết đến như một cái gì đó đáng sợ. Nhắc đến từ này, người ta nghĩ đến những con người nguy hiểm, chuyên sử dụng máy tính để quấy rối, lừa đảo, đánh cắp thông tin và thậm chí có thể phá hủy nền kinh tế hay khởi động nên cả những cuộc chiến tranh bằng công nghệ.

Không thể phủ nhận rằng có những con sâu làm rầu nồi canh, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong cộng đồng Hacker.

Thuật ngữ “hacker” lần đầu tiên được sử dụng giữa thập kỉ 60. Nó dùng để chỉ kĩ sư máy tính – những người biết sử dụng các dòng lệnh máy tính. Họ tưởng tượng ra cách sử dụng máy tính mới, tạo ra các chương trình mà không ai khác có thể hiểu được. Họ là những người tiên phong trong nền công nghiệp máy tính, họ xây dựng nên mọi thứ, từ một phần mềm nho nhỏ tới cả một hệ điều hành. Với cách hiểu như thế, những ông trùm như Bill Gates, Steve Jobs, và Steve Wozniak đều là hacker – những người thấy trước được những gì máy tính có thể làm được và tạo ra cách để hiện thực hóa chúng.

Các hacker đều có một điểm chung, đó là sự tò mò, hiếu kì mãnh liệt, đôi khi gần như là sự ám ảnh. Những hacker rất tự hào về các kỹ năng của mình, nhưng đồng thời họ cũng luôn mày mò, tìm tòi để khám phá ra những bí ẩn trong các phần mềm và hệ thống. Khi một phần mềm có bug – là một đoạn mã lỗi ngăn cản phần mềm hoạt động trơn tru – những hacker có thể tạo ra và phân phối những đoạn mã nhỏ để sửa những lỗi đó – chúng là những bản vá lỗi, những bản patch. Nhiều hacker coi công việc của họ như một sự thử thách, nơi họ thể hiện được bản lĩnh và kỹ năng của mình – họ sẵn sàng làm điều đó mà không cần đến bất kỳ đồng tiền lệ phí nào.

Cùng với sự phát triển của máy tính, những kĩ sư máy tính bắt đầu kết nối các máy tính riêng lẻ thành một hệ thống. Và không lâu sau, thuật ngữ “hacker” được hiểu dưới một nghĩa mới – những người sử dụng máy tính để xâm nhập vào những mạng máy tính khác. Lúc này, “hacker” cũng không có mục đích xấu. Họ chỉ muốn biết xem mạng máy tính hoạt động như thế nào, những bức tường lửa kiên cố ra sao, và điều đó thực sự là một thử thách khó khăn nhưng cũng không kém phần thú vị đối với họ.

Thời gian trôi qua, bản chất của “hacker” dần thay đổi. Ngày nay khi nhắc đến danh từ này, người ta liên tưởng đến những kẻ chuyên đi phá hoại hệ thống máy tính, xâm nhập vào các mạng máy tính khác và phát tán virus, phần lớn họ làm điều đó để thỏa mãn tính tò mò của mình. Họ muốn tìm hiểu từng đến từng ngõ ngách trong thế giới ảo bao la rộng lớn. Trong đó, một số sử dụng tài năng và trí tuệ của mình để giúp đỡ các công ty và chính phủ xây dựng nên những bức tường an ninh kiên cố hơn; một số khác sử dụng trong những việc phi đạo đức.

(Còn tiếp)

Hệ Thống Đào Tạo An Ninh Mạng Quốc Tế FPT Jetking đào tạo chuyên sâu về phần cứng và mạng máy tính. Sinh viên FPT Jetking có khả năng làm việc thực tế ngay sau tốt nghiệp trong những lĩnh vực như quản trị mạng, điện toán đám mây, an ninh mạng, lắp ráp và sửa chữa PC máy tính…
Hiện tại, Trường FPT Jetking có 2 cơ sở:
– Hồ Chí Minh: Số 391A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3. (028 7300 8866)
– Hà Nội: Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm. (024 7300 8855)

đánh giá