Các câu hỏi thường gặp

1. Học Quản trị An ninh mạng và Đám mây ở đâu là tốt?

Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo về ngành An ninh mạng nhưng FPT Jetking là đơn vị tiên phong mang chương trình đào tạo của Học viện Jetking Ấn Độ về Việt Nam. Đây là đơn vị chuyên đào tạo ngành An ninh mạng số 1 Ấn Độ với hơn 75 năm kinh nghiệp và dành nhiều giải thưởng cao quý về đào tạo nguồn nhân lực Công Nghệ Thông Tin trên thế giới.

FPT Jetking luôn không ngừng nghiên cứu cùng các đối tác để nâng cấp chương trình học theo xu hướng mới nhất của thị trường. Học ngành Quản trị An ninh mạng & Đám mây tại FPT jetking, sinh viên sẽ được cập nhật các kiến thức chuyên sâu về Quản trị An ninh mạng và Điện toán đám mây.

2. Chương trình của FPT Jetking được xây dựng và cập nhật như thế nào?

Chương trình đào tạo của FPT Jetking được xây dựng thông qua việc nghiên cứu và khảo sát các yêu cầu của ngành CNTT, đặc biệt là ngành Quản trị An ninh mạng và Đám Mây tại Việt Nam và thế giới. Việc đào tạo theo phương pháp Conductism độc đáo, 70% giờ học thực hành và các giờ học cùng doanh nghiệp cùng chuyên gia sẽ giúp sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức một cách hiệu quả và sát với nhu cầu của thị trường.

3. Chương trình đào tạo của FPT Jetking dành cho đối tượng nào?

Đối tượng đào tạo của FPT Jetking không phân biệt lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Tất cả những ai quan tâm và yêu ngành Quản trị An ninh mạng và Đám mây đều có tham gia học tại FPT Jetking, dù bạn là học sinh, sinh viên hay người đã đi làm.

4. Phương pháp đào tạo của FPT Jetking có gì khác so với các đơn vị khác?

FPT Jetking là đơn vị liên kết giữa Đại học FPT và Học viên Jetking Ấn Độ – hai đơn vị đào tạo uy tín về ngành Công Nghệ Thông Tin tại Việt Nam và Ấn Độ. Phương pháp đào tạo của FPT Jetking được thừa hưởng nhiều ưu điểm như: Phương pháp học tập Contructivism độc đáo, Giờ học doanh nghiệp, Giờ học cùng chuyên gia, Workshop/Talkshow định hướng chuyên ngành,… giúp sinh viên có thể phát triển toàn diện năng lực cá nhân.

5. Học đại học chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin có cần học tại FPT Jetking không?

Sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin nên tham gia học tại FPT Jetking để cải thiện những điểm hạn chế về kỹ năng thực hành và cập nhật các kiến thức về xu hướng thị trường. Với hơn 70% thời gian học thực hành và nhiều hoạt động liên kết cùng doanh nghiệp và chuyên gia, FPT Jetking đặt mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực ngành An ninh mạng chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

6. Sau khi tốt nghiệp tại FPT Jetking, sinh viên sẽ làm được gì?

Tốt nghiệp khóa học 2 năm, sinh viên FPT Jetking sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng mềm cho các vị trí về Quản trị An ninh mạng và Đám mây mà bất kỳ doanh nghiệp cũng cần. Ngoài ra, chương trình học tại FPT Jetking sẽ giúp sinh viên có nền tảng tốt về ngành An ninh mạng, dễ dàng để học hỏi thêm khi cần thiết.

7. Sinh viên FPT Jetking tốt nghiệp có được giới thiệu việc làm không?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại FPT Jetking sẽ được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp đang liên kết hợp tác như FPT Software, FPT Telecom, FPT Information System, Phương Nam Telecom, VNETWORK, Vietnix, HPT,…

8. Giới thiệu việc làm được thực hiện như thế nào?

FPT Jetking có phòng Quan Hệ Doanh Nghiệp phụ trách giới thiệu việc làm cho tất cả các sinh viên đã tốt nghiệp. Ngoài ra, đây còn là bộ phận liên kết hợp tác cùng các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ giảng dạy, tập huấn, các buổi phỏng vấn thử giúp sinh viên tự tin khi đi phỏng vấn.

9. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng quốc tế Higher Diploma in Cloud & Cybersec Management (HDCCM) do Tập đoàn Jetking Ấn Độ – đơn vị đào tạo ngành An ninh mạng số 1 Ấn Độ – có uy tín và được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.

10. Sinh viên được sử dụng tài liệu trong thư viện như thế nào?

Sinh viên có thể truy cập kho học liệu khổng lồ của Đại học FPT và Học viên Ấn Độ. Ngoài ra sinh viên có thể tham gia các buổi hội thảo chuyên môn để nâng cao kiến thức chuyên ngành.

11. Nếu đang học mà muốn đổi ca học thì có được không?

Sinh viên có thể đổi ca học dựa trên quy định của FPT Jetking.

12. Làm sao để xác định được bản thân có phù hợp với ngành Quản trị An ninh mạng & Đám mây hay không?

Để xác định bản thân có phù hợp với ngành Quản trị An ninh mạng và Đám mây hay không, bạn vui lòng liên hệ với tư vấn của FPT Jetking tại đây để được tư vấn thêm chi tiết.

13. Những quyền lợi khi học tập tại FPT Jetking là gì?

Ngoài những ưu điểm của chương trình đào tạo, các sinh viên còn được tham gia các hoạt động khóa khóa, câu lạc bộ Cybersecurity và các Talkshow/Workshop chia sẻ cách học và định hướng chuyên ngành bởi các cựu sinh viên thành công ngoài việc học chính ở FPT Jetking.

14. Sinh viên có được thực tập trong thời gian theo học tại FPT Jetking không?

Sinh viên sẽ được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp đang liên kết hợp tác cùng FPT Jetking nếu có nhu cầu.

15. Ngoài các giờ học chính thức, FPT Jetking còn có các hoạt động ngoại khóa nào không?

Bên cạnh chương trình học, sinh viên FPT Jetking có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng mềm và giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Các buổi talkshow và workshop cũng được tổ chức thường xuyên để sinh viên có thể gặp gỡ và giao lưu cùng các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành Quản trị An ninh mạng và Đám mây.

16. Phương pháp đào tạo tại FPT Jetking có gì khác biệt so với phương pháp đào tạo thông thường?

Chương trình đào tạo tại FPT Jetking được xây dựng dựa trên cơ sở khảo sát các doanh nghiệp trong ngành Công Nghệ Thông Tin và xu hướng phát triển ngành Quản trị An ninh mạng & Đám mây.

Phương pháp giảng dạy hiện đại và đa phương thức (Multi-modal Methodology) giúp sinh viên lĩnh hội các kiến thức trong thời gian ngắn nhất. Sinh viên không chỉ xây dựng được tính chuyên nghiệp trong cách làm việc mà còn được tiếp thu các kiến thức mang tính quốc tế.

  • Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở phương pháp làm việc nhóm, năng lực quản lý dự án phần mềm…giúp cho sinh viên thành đạt trong một môi trường nhiều cạnh tranh và biến động.
  • Tính Quốc tế: Các môn học được xây dựng theo yêu cầu chuyên môn của như Microsoft, AWS,…

Chương trình đào tạo toàn diện: Sinh viên không những được đào tạo về kiến thức tin học mà còn được bổ sung các kiến thức về phát triển khả năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp (CPD) giúp cho sinh viên có khả năng thích ứng với môi trường phát triển liên tục.

17. Thế nào là phương pháp đào tạo đa kỹ năng?

Đào tạo đa kỹ năng (Multi – modal) tức các môn học luôn bao gồm 4 phần:

  • Phần lý thuyết: Trong phần đầu tiên, trọng tâm được đặt vào việc dạy các khái niệm cơ bản 1 cách kỹ lưỡng. Bởi vì đây là nền tảng vững chắc cho toàn khóa học.
  • Phần thực hành: Các khái niệm được học trong phần lý thuyết được cụ thể hóa trong các nội dung thực hành. Sinh viên được hướng dẫn để hiểu và sử dụng các công cụ phần mềm cụ thể trong công việc
  • Phần tự học Online: Sinh viên tự giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan đến phần khái niệm và thực tập trước đó. Phần này giúp sinh viên đạt được sự thành thạo về các khái niệm được học trong phần đầu tiên và được áp dụng trong phần thực hành. Nó cũng giúp cho sinh viên những kinh nghiệm về Internet. Vào cuối phần này, các sinh viên có thể đánh giá khả năng cá nhân của mình dựa vào kỳ kiểm tra
  • Phần học được định hướng: Thông tin được yêu cầu trong các phần trước được thảo luận với nhau có sự hướng dẫn của giảng viên. Vì phần này phát triển từng bước quan hệ với những người có kinh nghiệm và với giảng viên, sinh viên chắc chắn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức. Khả năng trình bày và sự hiểu biết của sinh viên về môn học được kiểm tra khi được yêu cầu thuyết trình quan điểm của mình, trả lời các chất vấn và phản biện lại những ý kiến của sinh viên khác