Tin tặc Triều Tiên đạt trình độ siêu đẳng – mối lo mới của thế giới

Tin tặc Triều Tiên đạt trình độ siêu đẳng – mối lo mới của thế giới

Có thể khẳng định rằng Triều Tiên đang có một hệ thống công nghệ thông tin thành công nhất thế giới bởi họ đạt được tất cả những mục đích mong muốn với chi phí vô cùng thấp.

Tin tặc Triều Tiên đạt trình độ siêu đẳng – mối lo mới của thế giới

Ảnh: Daily Express

Vào năm ngoái, khi tin tặc người Triều Tiên cố gắng ăn trộm một tỷ USD từ Cục dự trữ liên bang Mỹ tại New York, họ chỉ mắc đúng một lỗi đánh máy, chính vì vậy, họ không lấy được tiền.
Theo nghi vấn của cơ quan điều tra, họ cố gắng trộm tiền từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh, nhưng có lỗi trong quá trình thực hiện. Nhưng ngay cả như vậy, đội quân này vẫn cướp được 81 triệu USD. Tin tặc Triều Tiên đang ngày một giỏi và họ tồn tại ngoài sự kiểm soát của chính quyền các nước phương Tây, theo khẳng định của bài báo mới được New York Times đăng tải.
Vào tháng Năm năm ngoái, cũng chỉ nhờ may mắn mà một tin tặc người Anh đã có thể chặn được cuộc tấn công tin tặc lớn nhất từ phía Triều Tiên tính đến thời điểm hiện tại. Dù vậy, trước đó hàng trăm nghìn máy tính trên hàng chục quốc gia cũng đã bị đánh sập.
Dù tất nhiên có khi này khi khác, thế nhưng đội quân hơn 6.000 tin tặc của Triều Tiên rõ ràng đang ngày một mạnh lên, chính quan chức an ninh mạng của Mỹ và Anh cũng đã phải thừa nhận điều này.
Cùng lúc đó, năng lực hạt nhân của Triều Tiên cũng đang mạnh lên đáng kể. Phía Triều Tiên tuyên bố đang có những bước tiến mới trong việc phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công vào lục địa Mỹ. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đang âm thầm phát triển mục tiêu tấn công mạnh có khả năng ăn trộm hàng trăm triệu USD và có thể gây ra rối loạn trên toàn cầu.
Không giống các chương trình phát triển vũ khí vốn thường dẫn đến các lệnh trừng phạt, các cuộc tấn công tin tặc của Triều Tiên cho đến nay chưa chịu bất kỳ hạn chế hay trừng phạt nào, ngay cả khi chính quyền Triều Tiên đang thực hiện nhiều vụ tấn công chống lại các nước đối thủ phương Tây.
Và trong khi các chuyên gia phương Tây không ngừng chỉ trích Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này thì họ lại bỏ qua chương trình tin tặc của Triều Tiên, khi làm như vậy, có lẽ họ nghĩ rằng cũng không có gì đáng lo về nó cả.
Trên thực tế, hệ thống hạ tầng công nghệ với trình độ phát triển ở mức độ sơ khai của Triều Tiên khó chịu tác động nếu có bị tin tặc phương Tây tấn công ngược lại. Và cùng lúc đó, tin tặc Triều Tiên thực ra cũng đang hoạt động ở nước ngoài là chủ yếu. Các biện pháp trừng phạt không thể gây ra được bất kỳ cản trở nào đến họ dù trước đó phương Tây đã đưa ra đủ các vũ khí như vậy.
Và các nhà tư vấn của lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un, hẳn thừa hiểu rằng sẽ không có nước nào lại đi tấn công Triều Tiên về quân sự trong khi nước này chỉ tấn công tin tặc.
Cựu Phó giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, ông Chris Inglis, khẳng định rằng: “Tin tặc là công cụ quyền lực của Triều Tiên. Biện pháp này chỉ tốn chi phí thấp, ẩn danh tính. Nó có thể tấn công vào hệ thống công nghệ thông tin của nhiều quốc gia cũng như tổ chức, cá nhân. Nó có thể mang lại nguồn thu nhập. Có thể khẳng định rằng Triều Tiên đang có một hệ thống công nghệ thông tin thành công nhất thế giới bởi họ đạt được tất cả những mục đích mong muốn với chi phí vô cùng thấp.”
Trên thực tế, Mỹ và Triều Tiên đã có các cuộc tấn công tin tặc trong nhiều năm. Theo tiết lộ của Edward J. Snowden vài năm trước đây, chính phủ Mỹ đã triển khai nhiều chương trình tin tặc chống Triều Tiên, nhưng thành công chỉ ở mức độ nhất định. Và cả hai bên Mỹ và Triều Tiên đều coi các cuộc tấn công tin tặc như cách giành lợi thế với đối phương.
Theo một luật sư Hàn Quốc, trong tuần trước tin tặc Triều Tiên còn thâm nhập vào hệ thống máy tính của quân đội Hàn Quốc để đánh cắp các kế hoạch chiến tranh, trong đó có nhắc đến việc sẽ tiêu diệt lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un nếu có chiến tranh liên triều.
Mục tiêu tấn công của tin tặc Bắc Triều Tiên đã không còn chỉ dừng lại ở chính trị: Đợt tấn công tin tặc lớn nhất xảy ra vào năm 2014. Khi đó tin tặc Triều Tiên tấn công hệ thống của Sony Pictures Entertainment để ngăn việc trình chiếu bộ phim chỉ trích lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Vài tuần trước, thậm chí còn có tin đồn rằng tin tặc Bắc Triều Tiên tấn công vào hệ thống truyền hình của Anh để ngăn việc phát sóng bộ phim về một nhà khoa học hạt nhân bị bắt giữ ở Bình Nhưỡng.
Khi quá cần tiền, thậm chí người Triều Tiên từng làm giả tờ bạc 100 USD để tiêu dùng. Giờ đây các chuyên gia về công nghệ thông tin ước tính rằng Triều Tiên đã ăn trộm hàng trăm triệu USD mỗi năm từ các hoạt động trái phép trên mạng Internet.
Thậm chí một quan chức tình báo Anh còn cảnh báo về khả năng mỗi năm tin tặc Triều Tiên kiếm được đến 1 tỷ USD từ các hoạt động tin tặc, con số này tương đương 1/3 tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Triều Tiên.

Theo BizLive

Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

Học Viện Mạng và Phần Cứng – jetking.fpt.edu.vn

 

đánh giá