Quản Trị Đám Mây: Khai Phá Sức Mạnh Của Điện Toán Đám Mây

Quản Trị Đám Mây: Khai Phá Sức Mạnh Của Điện Toán Đám Mây
Quản trị đám mây (Cloud Management) là giải pháp hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tập trung các hệ thống cơ sở hạ tầng tại một nơi duy nhất mà nó còn mang lại sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và hơn thế nữa. Vậy quản trị đám mây là gì, tại sao nó lại trở thành một phần quan trọng của hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu và được nhiều doanh nghiệp theo đuổi đến vậy sẽ được FPT Jetking giải đáp trong bài viết dưới đây.

Quản trị đám mây là gì?

Quản trị đám mây (Cloud Management) là việc kiểm soát và giám sát các tài nguyên và dịch vụ của điện toán đám mây (Cloud Computing) để đảm bảo chúng hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và linh hoạt. Trong môi trường điện toán đám mây, người quản trị cần theo dõi và quản lý việc sử dụng tài nguyên, quản lý bảo mật, tự động hóa các quy trình và đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của doanh nghiệp đề ra.
Quản trị đám mây (Cloud Management) bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: việc quản lý (máy ảo, lưu trữ, mạng), theo dõi hiệu suất, tự động hóa quy trình triển khai và bảo mật dữ liệu. Khi các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ đám mây cùng lúc, việc sử dụng công cụ quản lý sẽ giúp tự động hóa quản lý các tài nguyên, làm đơn giản các khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tăng hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp.

Cách hoạt động của quản trị đám mây

Các công cụ Cloud Management được hoạt động dưới dạng máy ảo với hệ thống cơ sở dữ liệu và máy chủ riêng. Máy chủ sẽ sử dụng hình thức APIs để kết nối với các nguồn các tài nguyên khác nhau bên trong môi trường Cloud của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp theo dõi các ứng dụng trong Cloud, xem dữ liệu của các sự kiện khác và phân tích thông qua giao diện Dashboard trên giao diện website. Đối với các nguồn tài nguyên Cloud còn lại, doanh nghiệp được phép truy cập vào Cloud Management mọi lúc mọi nơi khi cần để tiến hành quản lý và điều chỉnh.
Đa số các đơn vị cung cấp Cloud Management đều cung cấp dịch vụ này trên nền tảng riêng của họ, với các tính năng tạo báo cáo trực quan, gửi thông báo cho doanh nghiệp khi cần.

Những lợi ích của quản trị đám mây

  • Triển khai nhanh chóng và dễ dàng
Dịch vụ quản lý đám mây cho phép doanh nghiệp duy trì các ứng dụng và trình duyệt hiện có mà không cần quản lý các kỹ thuật phức tạp. Cơ sở hạ tầng dịch vụ đám mây có thể truy cập dễ dàng và thân thiện với người dùng.
  • Tiết kiệm thời gian
Sử dụng các công cụ giúp tối ưu thời gian quản lý đám mây cho doanh nghiệp. Khả năng tự động hóa giúp giảm thời gian triển khai các ứng dụng và dịch vụ, từ đó tăng cường hiệu suất toàn diện của hệ thống.
  • Tự Động Hóa
Các tính năng Self- service access (truy cập tự động) giúp mọi thứ được tự động hóa, tăng tốc độ phân phối tài nguyên, giảm thiểu sai sót và công sức con người trong quá trình triển khai, quản lý, và mở rộng hạ tầng.
  • Quản lý tập trung
Các công cụ Cloud Management cho phép doanh nghiệp tích hợp các ứng dụng, không gian lưu trữ, hệ điều hành công cụ bảo mật đám mây,… tạo ra một sự thống nhất trong việc quản lý dịch vụ đám mây. Khả năng quản lý tập trung giúp tối ưu việc phân bổ nguồn lực, tăng tính bảo mật doanh nghiệp sử dụng nhiều môi trường Cloud khác nhau tại nhiều nhà cung cấp.
  • Tối ưu chi phí
Do không cần đầu tư lớn vào phần cứng và cơ sở hạ tầng, việc sử dụng các giải pháp quản lý đám mây cung cấp các báo cáo chi tiết kèm theo chi phí mà doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, dự tính mức chi tiêu ngân sách phù hợp. Doanh nghiệp kiểm soát các nguồn tài nguyên đám mây không sử dụng đến và phân bổ chúng lại một cách hợp lý.
  • Quản lý tài nguyên hiệu quả
Sử dụng các công cụ dễ dàng theo dõi các nguồn lực mà doanh nghiệp đang có trên đám mây, chúng đang được sử dụng như thế nào và ai có quyền truy cập vào các nguồn lực này. Điều này giúp doanh nghiệp cân bằng và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho khối lượng tài nguyên và công việc.

Các mô hình dịch vụ đám mây trong quản trị đám mây

3-dang-dich-vu-cua-quan-tri-dam-may
3 dạng dịch vụ của quản trị đám mây
  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
SaaS cung cấp dịch vụ để sử dụng một ứng dụng phổ biến theo yêu cầu thông qua trình duyệt. Người dùng phải trả phí hàng tháng hoặc hàng năm để đăng ký dịch vụ này. Bảo mật được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà cung cấp và sử dụng rộng rãi vì tiết kiệm tiền và thời gian cài đặt và bảo trì phần mềm. Ưu điểm khác của loại hình dịch vụ này là tính di động và linh hoạt.
  • Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)
Đây là một mô hình dịch vụ đám mây mới nổi dạo gần đây. Khách hàng có thể phát triển ứng dụng và triển khai trên cơ sở hạ tầng đám mây bằng các ngôn ngữ lập trình và công cụ được nhà cung cấp dịch vụ đám mây hỗ trợ. Khách hàng kiểm soát cấu hình lưu trữ cũng như quá trình phát triển ứng dụng nên trách nhiệm bảo mật phần mềm phần lớn chuyển sang tay họ. Ví dụ bao gồm Google App Engine và Amazon Web Services.
  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)
Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp khả năng xử lý, lưu trữ, mạng và các tài nguyên điện toán cơ bản khác. Khách hàng có thể triển khai và chạy phần mềm tùy ý, có thể bao gồm hệ điều hành và ứng dụng đã triển khai. Bảo mật phần mềm trong mô hình này hoàn toàn nằm trong tay khách hàng.

Sức mạnh điện toán đám mây trong quản trị đám mây

Quản trị đám mây là một giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp quản lý việc truy cập vào các dịch vụ điện toán đám mây của người dùng. Bằng cách tận dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể truy cập các tài nguyên điện toán theo yêu cầu, chẳng hạn như máy chủ, bộ lưu trữ và ứng dụng phần mềm mà không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại chỗ tốn kém.
Một trong những lợi thế lớn nhất của điện toán đám mây là khả năng mở rộng. Các doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng quy mô tài nguyên máy tính của mình lên hoặc xuống để đáp ứng nhu cầu thay đổi, cho phép họ luôn linh hoạt và đáp ứng các điều kiện thị trường trong thời gian thực. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu tăng đột phá theo mùa hoặc những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh của họ.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, không thể phủ nhận rằng quản trị đám mây đang ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn trong các doanh nghiệp. Các loại và mô hình dịch vụ khác nhau mang lại những sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Với những lợi ích mà nó mang lại đã cho thấy được tầm quan trọng và cơ hội phát triển tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong tương lai.
Trong hệ thống đào tạo Quản Trị An Ninh Mạng & Đám Mây tại FPT Jetking, HỌC KỲ 3: Quản trị và bảo mật đám mây sẽ giúp bạn hiểu chuyên sâu hơn về quản lý cũng như bảo mật đám mây. Bằng việc cung cấp các môn học liên quan, thời lượng thực hành lên tới 70% và được đào tạo trong vòng 2 năm, tất cả sẽ giúp bạn có được nền tảng kiến thức vững chắc và những kỹ năng quan trọng trong ngành. Hy vọng bạn có một trải nghiệm học tập thật tốt!
đánh giá