An ninh mạng báo động: Nhiều người bị lừa tiền qua Facebook

Mới đây, trang Vneconomy cho biết, thời điểm cuối năm là dịp để các đối tượng lừa đảo qua mạng tích cực hoạt động, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh mạng trong nước.

Cộng đồng an ninh mạng Việt Nam Whitehat vừa đưa thông tin tới người dùng Internet về một chiêu lừa tiền mới xuất hiện trên Facebook. Cụ thể đó là trò “nhận tiền hộ” trên Facebook. Các chuyên gia trong ngành vì vậy lưu ý, người dùng Internet không được tùy tiện nhập mã OTP hoặc gửi mã OTP lung tung cho người khác.

Mới đây, nhiều người trở thành nạn nhân do bảo mật thiếu an toàn trên Facebook.

Cộng đồng an ninh mạng Việt Nam chia sẻ, ở các vụ lừa đảo thực tế mới đây mà các chuyên viên An ninh mạng hỗ trợ, cách thức lừa đảo của hacker khá tinh vi và ‘kỳ công’. Theo đó, kẻ lừa đảo sẽ đánh cắp tài khoản Facebook người quen, người thân của nạn nhân đang ở xa (do đặt mật khẩu yếu, dễ dò, dễ đoán)… sau đó giả vờ hỏi thăm nạn nhân và thực hiện hành vi lừa đảo. Kẻ lừa đảo tìm hiểu thói quen, trò chuyện với nạn nhân và nhờ nhận hộ một số tiền chuyển từ xa (nước ngoài) về. Do không biết tài khoản đã bị hack, nạn nhận sẵn sàng giúp đỡ. Sau khi trao đổi và thống nhất số tiền nhận hộ, kẻ lừa đảo dùng một số điện thoại từ nước ngoài và mạo danh cơ quan chức năng nước ngoài gửi tin nhắn thông báo đến số điện thoại nạn nhân đề nghị truy cập đường link, xác nhận có được số tiền đã trao đổi. Tuy nhiên, đây là trang web giả mạo và tất cả các thông tin về tài khoản, mật khẩu internet banking và mã OTP của nạn nhân đều bị đánh cắp để sử dụng thực hiện giao dịch qua các cổng thanh toán trực tuyến.

Kẻ lừa đảo sử dụng Tin nhắn Facebook để trò chuyện với ‘con mồi’ và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự an ninh mạng.

Trước tình hình kẻ lừa đảo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quá tinh vi, Cộng đồng An ninh mạng Việt Nam khuyến cáo người dân cần tỉnh táo trước các thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội. Theo thống kê, không ít người đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo nhờ nhận tiền hộ này, nhất là trong dịp cuối năm – đầu năm, nhu cầu nhận/chuyển tiền ngày càng nhiều. Có thể thấy, tình hình An ninh mạng Việt Nam luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’.

Giống như các hình thức tấn công bằng mã độc, virus, các vụ lừa đảo này đánh vào tâm lý thiếu cẩn trọng của người dùng cũng như mức độ thiếu đảm bảo của môi trường An ninh mạng. Để giảm thiểu các trường hợp bị lừa chiếm đoạt tài sản qua mạng, các chuyên gia trong ngành khuyên người dùng Internet phải đặt mật khẩu mạnh, nhiều lớp bảo mật cho các tài khoản Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung, đồng thời, không tùy tiện nhập mã OTP hoặc gửi mã OTP lung tung cho người khác.

Ngoài ra, người dùng cũng nên thông báo sớm cho ngân hàng hoặc cơ quan chức năng khi phát hiện những dấu hiệu, hành vi bất thường liên quan đến tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản trên các trang mạng Internet của mình. Điều này giúp tăng tính an toàn cho người dùng mạng nói riêng, và góp phần đảm bảo cho an ninh mạng nói chung tại Việt Nam.

Sinh viên ngành An ninh mạng trong giờ thực hành tại FPT Jetking.

Hệ Thống Đào Tạo An Ninh Mạng Quốc Tế FPT Jetking đào tạo chuyên sâu về phần cứng và mạng máy tính. Sinh viên FPT Jetking có khả năng làm việc thực tế ngay sau tốt nghiệp trong những lĩnh vực như quản trị mạng, điện toán đám mây, an ninh mạng, lắp ráp và sửa chữa PC máy tính…
Hiện tại, Trường FPT Jetking có 2 cơ sở:
– Hồ Chí Minh: Số 391A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3. (028 7300 8866)
– Hà Nội: Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm. (024 7300 8855)


Hoàng Nhung

đánh giá