Luật an ninh mạng khiến Việt Nam trở thành quốc gia độc quyền nội địa hóa dữ liệu

Theo nhóm công tác của VBF, sự ra đời của luật an ninh mạng đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia “độc quyền” về việc nội địa hóa dữ liệu. Với các nước lân cận như Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines cũng không có quy định hạn chế nào về dữ liệu mạng trong quốc gia.

Luật an ninh mạng ra đời là trường hợp đặc biệt…

Theo tờ Dân trí đưa tin, Luật an ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mới đây là một trường hợp đặc biệt. Bởi vì nội dung bảo vệ mạng và kiểm soát thông tin trên Internet đã được quy định tại một điều luật khác ở Việt Nam, ông Michael Kelly – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), cho biết.

Luật an ninh mạng được cho là một trường hợp thông qua luật định đặc biệt.

Nói về vấn đề sự ra đời của luật an ninh mạng tại VN, các doanh nghiệp Mỹ chia sẻ, họ ủng hộ tuyệt đối khi chính phủ đẩy mạnh sự phát triển của thế giới số, đảm bảo an toàn cho môi trường internet. Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp này tại Mỹ cũng bày tỏ, về quy định phải có văn phòng đại diện, các quy định về dữ liệu người dùng và việc lưu trữ dữ liệu tại nước ta cũng như hàng loạt những cản trở khác đi kèm theo đó, sẽ gây ra những tốn kém không cần thiết. Điều này vô hình tạo nên khó khăn cho doanh nghiệp, mà môi trường an ninh mạng tại Việt Nam cũng không đảm bảo sẽ được cải thiện.

“Các công ty thành viên của chúng tôi hoạt động trên toàn cầu và có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các mối nguy cơ về an ninh mạng của các nước. Chính vì mạng lưới hoạt động trải rộng như vậy đã giúp các công ty của chúng tôi thấu hiểu để từ đó có cách tiếp cận về an ninh mạng một cách hiệu quả ở cấp độ quốc gia”, đại diện một doanh nghiệp Mỹ cho hay.

Việt Nam là quốc gia duy nhất nội địa hóa dữ liệu mạng

Nêu ý kiến về luật an ninh mạng, Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng các điều khoản về nội địa hóa dữ liệu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hiện nay của nền kinh tế công nghệ hóa. Hậu quả, không sớm thì muộn, sẽ kìm hãm sự phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung.

Do những yêu cầu khá chặt chẽ về việc quản lý tình hình an ninh mạng trong luật mới ra, điển hình như Khoản 3 Điều 26 của Luật An ninh mạng, các doanh nghiệp muốn kinh doanh tại Việt Nam phải cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra thì phải lưu trữ toàn bộ dữ liệu này tại Việt Nam. Điều này khiến tất cả các doanh nghiệp nước ngoài ngần ngại tiếp cận môi trường Việt Nam, vì phải tốn kém chi phí mua thiết bị máy chủ tại địa phương. Do đó sẽ gây tổn thất không nhỏ nguồn thu từ các tập đoàn, doanh nghiệp đang hoặc sắp có ý định đầu tư vào nước ta.

Theo nhóm công tác của VBF, sự ra đời của luật an ninh mạng đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia “độc quyền” về việc nội địa hóa dữ liệu. Với các nước lân cận như Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines cũng không có quy định hạn chế nào về dữ liệu mạng trong quốc gia.

Việt Nam trở thành quốc gia “độc quyền” về việc nội địa hóa dữ liệu.

Trước đây, chỉ có Indonesia là nước duy nhất quy định về nội địa hóa dữ liệu. Nhưng do gây nên nhiều rối loạn cho nền kinh tế thời công nghệ hóa và không khả thi đến mức luật đã ra phải được soạn thảo sửa đổi. Theo đó, quốc gia này sửa đổi luật định theo hướng chỉ có những dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và tình báo mới phải lưu trữ trong nước. Dự kiến dự luật này ở Indonesia sẽ được thông qua trong năm nay.

Hoàng Nhung

 

 

đánh giá