Internet chi phối đời sống sâu sắc, an ninh mạng “lên ngôi”?

Sáng 12/9, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: “Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc nhiều vào Internet, sự thịnh vượng cũng phụ thuộc vào Internet nhưng Internet chưa thật an toàn. Do đó, điều quan trọng trong tương lai chính là an ninh mạng”.

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về mức độ được quan tâm của lĩnh vực an ninh mạng trong giai đoạn tới.

Qua kết quả khảo sát từ một cuộc nghiên cứu mang tên “Công nghệ thế giới kết nối” – “Connected World Technology” do CISCO thực hiện, Internet được đánh giá là một trong các nhu cầu cơ bản nhất của con người. Vai trò của Internet trong một số tình huống, quan trọng hơn cả những nhu cầu thiết yếu của con người như thực phẩm, nước uống, thậm chí là các mối quan hệ tình yêu tình bạn.

Hãy thử tưởng tượng ra sự nhàm chán và tăm tối của thế giới khi không có Internet…

Nói về những “công dụng” hữu ích của Internet, ta có thể tổng hợp như sau:

–           Internet là dịch vụ giải trí đa dạng mà tiết kiệm…

–           Internet là cầu nối giúp con người xây dựng và duy trì các mối quan hệ thực tế ngoài đời sống

–           Internet là đại dương vô tận của tri thức

–           Internet là thị trường thương mại “ảo” đem lại hiệu quả “thật”…

Theo thông tin từ các diễn đàn báo chí, vừa qua, tại cuộc họp báo Diễn đàn Kinh tế Thế giới sáng 12/9, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Cách mạng Công nghệ 4.0 (CMCN 4.0), quản lý công nghệ và khởi nghiệp của Diễn đàn về ASEAN năm nay sẽ là chủ đề vô cùng thú vị. Trong đó, Bộ trưởng cũng nhắc đến xu hướng toàn cầu hóa “thế giới phẳng” ngày nay của mạng lưới Internet. Tại cuộc họp, Bộ trưởng phát biểu: “Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc nhiều vào Internet, sự thịnh vượng cũng phụ thuộc vào Internet nhưng Internet chưa thật an toàn. Do đó, điều quan trọng trong tương lai chính là an ninh mạng”.

Đề cập đến vấn đề an ninh mạng nóng bỏng thời gian gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Cuối cùng là vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin cho ASEAN. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc nhiều vào Internet, sự thịnh vượng cũng phụ thuộc vào Internet nhưng Internet chưa thật an toàn”.

“Do đó, điều quan trọng trong tương lai chính là an ninh mạng. Đây đang là sáng kiến mở để chúng ta tiếp tục thảo luận”, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm.

Sinh viên tại FPT Jetking thực hành trong giờ học chuyên ngành An ninh mạng.

Đi trên xu thế Internet hóa toàn cầu, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đều lưu trữ và sử dụng thông tin với các thiết bị công nghệ hiện đại trên mạng. Vấn đề bảo mật thông tin đang ngày càng trở nên cấp thiết. Thị trường CNTT nói chung và khối ngành bảo mật an ninh mạng nói riêng vì thế, luôn cuống cuồng trong tình trạng “việc tìm người”. Mặt khác, những sự kiện diễn ra gần đây do chính phủ chủ trương, ban hành cho thấy công tác an toàn và bảo mật thông tin mạng ở Việt Nam đang được quan tâm ráo riết. Với những điều kiện cần và đủ đó, quản trị an ninh mạng hiện tại được nhận định là khối ngành “nóng bỏng” nhất. Có thể nói, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra “thời thế” cho những người theo đuổi con đường An ninh mạng.

FPT Jetking là Hệ Thống Đào Tạo An ninh mạng Quốc Tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam liên kết với Tập đoàn công nghệ hàng đầu Ấn Độ Jetking. Tại FPT Jetking, bạn được đào tạo chuyên sâu về phần cứng và mạng máy tính. Sinh viên FPT Jetking có khả năng làm việc thực tế ngay sau tốt nghiệp trong những lĩnh vực như quản trị mạng, điện toán đám mây, an ninh mạng, lắp ráp và sửa chữa PC máy tính… với trải nghiệm chương trình học tập bằng phương pháp dạy – học đạt tiêu chuẩn quốc tế SmartLab Plus:

  • 60% thời gian thực hành

  • Tiếng Anh giao tiếp

  • Kỹ năng mềm

  • Yoga thư giãn

  • Hành trang trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

    Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ Fanpage FPT Jetking để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc: https://www.facebook.com/JetkingVN/

Hoàng Nhung

đánh giá