Ai đảm bảo cho an ninh mạng Việt Nam mà không chờ đến Luật An ninh mạng?

Đây là lực lượng trực chiến trên môi trường internet, âm thầm bảo vệ và giải cứu thế giới phẳng khi xảy ra những cuộc tấn công mạng. Họ đủ khả năng đảm bảo cho tình hình an ninh mạng Việt Nam yên ổn…

Internet – một phần không thể tách rời của cuộc sống

Ở nước ta, Internet và an ninh mạng Việt Nam hiện đang được quan tâm đúng mực…

Cisco, công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực mạng cho biết, qua các cuộc khảo sát, Internet được nhìn nhận là cần thiết như một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người, là một phần tất yếu của đời sống. Thậm chí, trong một vài tình huống, internet được cho là quan trọng hơn cả những nhu cầu cơ bản như thức ăn, nước uống, không khí và các mối quan hệ tình yêu, tình bạn.

Internet đã phủ sóng khắp toàn cầu.

Lý giải vai trò quan trọng của Internet, người ta tóm tắt như sau:

  • Internet là cầu nối giúp con người xây dựng và duy trì các mối quan hệ thực tế ngoài đời sống
  • Internet là thị trường thương mại “ảo” đem lại hiệu quả “thật”
  • Internet là dịch vụ giải trí đa dạng mà tiết kiệm
  • Internet là đại đương vô tận chứa đựng tri thức, luôn rộng mở chào đón mọi người bất kể thời gian, địa điểm…

Vì những giá trị thiết thực mang lại không kể hết, Internet đã phủ sóng khắp toàn cầu và đang được áp dụng sâu trong mọi lĩnh vực KT-VH-XH. Nhưng “lợi bất cập hại”… Vì vậy không chỉ thế giới, an ninh mạng Việt Nam cũng luôn “dậy sóng”.

Ai là người bảo vệ an ninh mạng Việt Nam?

Do độ phổ biến và tính chất “lỗ hổng” của Internet, tin tặc xuất hiện, thâm nhập vào mạng máy tính để đánh cắp thông tin, phá hủy dữ liệu trái phép phục vụ lợi ích cá nhân.

Hacker xâm nhập phá hủy dữ liệu trái phép thông qua mạng lưới Internet.

Trong vòng 10 năm (2007-2017), thế giới chứng kiến hàng loạt các vụ tấn công đình đám: “Xung đột mạng” ở Estonia; xâm nhập Mạng lưới tuyệt mật và Hệ thống tình báo toàn cầu của Mỹ ; Vũ khí ảo Stuxnet tấn công nhà máy hạt nhân của Iran… Gần gũi hơn, hàng loạt các mã độc Ransomeware cùng với những biến thể của nó như WannaCry, Gandcrab và hàng loạt các loại mới xuất hiện như FacexWorm, W32.AdCoinMiner đã và đang tấn công trực tiếp máy tính người dùng internet. Các loại mã độc này đòi tiền chuộc trung bình từ 300-2000 USD/trường hợp.

An ninh mạng Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung đó. Thống kê từ Bkav, 3 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã có 1.095 website bị hacker tấn công, trong đó có 56 website thuộc cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục.

Xảy ra liên tục với tần số và hiểm họa khôn lường, các vụ tấn công khiến tình hình an ninh mạng Việt Nam liên tục bị đe dọa. Để chống lại lực lượng hacker ngầm chuyên gây rối an ninh mạng Việt Nam và thế giới, lĩnh vực An toàn và bảo mật thông tin xuất hiện các chuyên gia An ninh mạng. Đây là lực lượng ‘trực chiến’ trên môi trường internet, âm thầm bảo vệ và giải cứu thế giới khi xảy ra các vụ tấn công mạng.

Kỹ thuật viên an ninh mạng được xem như những người hùng.

Ngày 9/5/2018, chương trình Diễn tập An toàn thông tin mạng WhiteHat Drill được Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Tập đoàn công nghệ Bkav tổ chức đã diễn ra với sự tham gia của 150 chuyên gia an ninh mạng “khủng” trên toàn quốc. Vừa qua, Quốc hội cũng thông qua bộ luật An ninh mạng. Các sự kiện diễn ra gần đây chứng tỏ lĩnh vực an ninh mạng Việt Nam đang được quốc gia đặt lên hàng đầu.

Thế nhưng, hiện nay Việt Nam chưa có nơi nào đào tạo toàn diện về an ninh mạng. Dự đoán cơ hội phát triển của ngành An ninh mạng Việt Nam từ sớm, Tập đoàn FPT liên kết với Tập đoàn Jetking Ấn Độ đem về nước chương trình đào tạo an ninh mạng quốc tế (HDIMS).

Ở chương trình học HDIMS tại Hệ Thống Đào Tạo An Ninh Mạng Quốc Tế FPT Jetking, sinh viên được học chuyên sâu về quản trị cơ sở hạ tầng và hệ thống máy chủ. Chương trình đào tạo cách ngăn chặn, khắc phục sự cố trước và sau các cuộc tấn công mạng, đặc biệt giúp ích trong bối cảnh an ninh mạng Việt Nam hiện nay. Kết thúc chương trình sau 4 học kỳ, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí:

«Kỹ thuật viên máy tính và mạng cho các doanh nghiệp;

«Kỹ thuật viên IT cho doanh nghiệp;

«Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT doanh nghiệp;

«Chuyên viên an ninh mạng;

«Giám đốc hệ thống thông tin doanh nghiệp…

Các Kỹ thuật viên an ninh mạng tương lai trong giờ thực hành tại FPT Jetking.

Trong khi mã độc tống tiền ransomware, mã độc đánh cắp tài khoản ngân hàng, mã độc đào tiền ảo… liên tiếp hoành hành, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc của Bkav cho biết: “Đúng như nhận định từ cuối năm 2017, mã độc đào tiền ảo thực sự đã bùng nổ ngay đầu năm 2018. Tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới với cường độ ngày càng cao”.

Trở thành Kỹ thuật viên an ninh mạng, bảo vệ nền an ninh mạng Việt Nam mà không cần ‘cầu cứu’ đến Luật An ninh mạng – Một đề nghị có vẻ khả thi và HẤP DẪN…

Hoàng Nhung

đánh giá