Xu hướng học Thiết kế chip đang gia tăng nhanh chóng khi ngành công nghệ bán dẫn đang trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây là một mảng quan trọng thuộc lĩnh vực công nghệ bán dẫn, đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra “trái tim” cho các thiết bị điện tử. Vậy học Thiết kế chip có dễ xin việc khi ra trường không?
-
“CHIP”, còn được gọi là vi mạch, dùng để chỉ một thành phần silicon nhỏ có chứa mạch tích hợp. Trong ngữ cảnh hiện nay, một con chip đóng vai trò là vật mang cho một mạch tích hợp và thường được làm từ các tấm silicon, và được gọi là Vi mạch bán dẫn
-
CHIP là khái niệm rộng, còn chip bán dẫn, hay vi mạch bán dẫn là xu hướng HOT hiện tại và tương lai
Triển vọng của ngành học Thiết kế chip (thiết kế vi mạch bán dẫn)
Hiện nay sự bùng nổ của công nghệ với các thiết bị như điện thoại thông minh, Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Xe tự lái,… đã thúc đẩy nhu cầu về chip điện tử tăng trưởng một cách nhanh chóng. Theo dự báo của Gartner, thị trường bán dẫn có thể sẽ tăng 13,1% lên mức kỷ lục vào năm 2024. Nắm bắt xu hướng này, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm thiết kế chip mới, mở ra vô số việc làm hấp dẫn.
-
Nhu cầu nhân lực cao: Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư thiết kế chip. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang “săn đón” những kỹ sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.
-
Mức lương hấp dẫn: Kỹ sư các ngành bán dẫn có mức lương khởi điểm cao và nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Mức lương có thể dao động từ 15 triệu đến 50 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của bản thân.
-
Môi trường làm việc năng động: Để hòa nhập với sự phát triển của công nghệ, bạn phải luôn sẵn sàng cập nhật những công nghệ mới nhất, mang đến môi trường làm việc năng động và sáng tạo. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với các chuyên gia đầu ngành và tham gia vào các dự án thiết kế chip hiện đại.
-
Ngành học tiềm năng: Đây là ngành học có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, gắn liền với sự phát triển của công nghệ bán dẫn. Nhu cầu về chip điện tử ngày càng tăng cao trong mọi lĩnh vực, từ điện tử tiêu dùng, viễn thông, y tế, đến công nghiệp 4.0.
Được nghiên cứu và phát triển bởi Tổ chức giáo dục FPT và Học viện Jetking Ấn Độ, FPT Jetking không chỉ đào tạo An ninh mạng – một trong những lĩnh vực bảo mật thông tin quan trọng nhất hiện nay – mà còn mở rộng sang lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường công nghệ vi mạch hiện đại, dành cho các bạn có niềm đam mê và mong muốn phát triển định hướng việc làm tương lai trong lĩnh vực Thiết kế chip.
Học Thiết kế chip (thiết kế vi mạch bán dẫn) tại FPT Jetking có gì đặc biệt ?
-
Bằng cấp quốc tế: FPT Jetking tự hào cung cấp chương trình học với bằng cấp quốc tế được công nhận, cấp bởi học viện Jetking hàng đầu Ấn Độ
-
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm: Giảng viên tại FPT Jetking là những chuyên gia trong ngành, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và thực tế trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.
-
Học 100% chuyên ngành, 70% thời lượng thực hành: FPT Jetking tập trung đào tạo chuyên sâu, sinh viên sẽ được học thẳng vào chuyên ngành, không phải trải qua giai đoạn học đại cương như ở Đạị Học (Triết học, Mac, Pháp Luật, Toán cao cấp, giáo dục quốc phòng).
-
Phương pháp đào tạo EDUNEXT – Độc quyền của FPT Education: Đối tác với FPT Semiconductor – một công ty hàng đầu của Tập đoàn FPT trong lĩnh vực bán dẫn, chúng tôi đảm bảo sinh viên có cơ hội thực tập và được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.
-
Cơ sở vật chất hiện đại: Được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, tạo cho sinh viên môi trường học tập phù hợp nhât.
-
100% giới thiệu việc làm, ưu tiên thực tâp & làm việc tại FPT: Được ưu tiên thực tập và làm việc tại FPT, hoặc các công ty vi mạch bán dẫn mà FPT Jetking đã kết nối, mở ra cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến không ngừng cho người học.
Những việc làm phù hợp cho bạn sau khi tốt nghiệp
-
Lập trình điều khiển tự động hóa, viết chương trình điều khiển các hệ thống tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp. Phát triển các phần mềm điều khiển robot, máy móc.
-
Lập trình nhúng, viết chương trình nhúng cho các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, ô tô,… Phát triển các ứng dụng nhúng cho các lĩnh vực khác nhau như y tế, công nghiệp, nông nghiệp,…
-
Thiết kế SPEC, thiết kế các hệ thống điện tử sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL) như Verilog, VHDL. Xác minh và kiểm thử các thiết kế SPEC.
-
Phân tích thiết kế, phân tích các thiết kế chip để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
-
Thiết kế Chip Front-end, thiết kế kiến trúc vi xử lý, bộ nhớ, và các thành phần khác của chip. Sử dụng các phần mềm thiết kế chip chuyên dụng như Cadence, Mentor Graphics,…
-
Thiết kế Chip Back-end, thiết kế bố trí các thành phần trên chip, thực hiện layout và routing.
Xem thêm tin công nghệ và giáo dục khác:
- Tọa đàm Thiết kế Chip bán dẫn: Cơ hội mới – Tương lai mới
- FPT Jetking ra mắt chương trình đào tạo Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn quốc tế
- Không thể rời mắt với lớp học “nhập môn” thiết kế vi mạch tại FPT Jetking
Những thông tin trên hi vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được câu hỏi học thiết kế vi mạch bán dẫn(thiết kế chip) có dễ xin việc khi ra trường không? Hiểu rõ được tiềm năng nghề nghiệp, các bạn sẽ yên tâm học tập và vạch sẵn lộ trình chinh phục những nấc thang mới trong sự nghiệp tương lai.