- Bạn đang là sinh viên năm 2,3 hoặc năm cuối các trường Cao đẳng, Đại học CNTT.
- Bạn là người đi làm trái nghề nhưng yêu thích CNTT và muốn theo đuổi từ đầu.
- Bạn là sinh viên IT, Tester, Điện tử, Kinh tế, Ngân hàng,…, mong muốn chuyển nghề.
- Bạn đam mê CNTT từ trước nhưng chưa có cơ hội học và đây là thời điểm bạn mong muốn được tham gia lại từ đầu.
- Học sinh các trường THPT & THCS
Chương trình đào tạo Frontend Developer
1. Frontend là gì?
Front End là cách gọi quy trình sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS, JavaScript thiết kế và xây dựng giao diện cho các trang web hoặc ứng dụng web để người dùng có thể xem và tương tác trực tiếp trên đó.
Mục tiêu của việc thiết kế trang web là giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng khi mở trang web. Điều này rất khó khăn vì trong thực tế người dụng sử dụng rất nhiều loại thiết bị khác nhau với kích thước và độ phân giải khác nhau, do đó buộc Front End Developer phải xem xét hết các khía cạnh này khi thiết kế trang web. Cần phải đảm bảo trang web xuất hiện chính xác trên các trình duyệt khác nhau, hệ điều hành khác nhau và các thiết bị khác nhau.
2. Lập trình viên Frontend cần biết những kỹ năng gì ?
Để có trở thành Front End Developer cần rất nhiều kỹ năng nhưng 3 kỹ năng có bản cần phải nắm đó là HTML, CSS, Javascript. Bên cạnh đó Front End Developer cần nắm các kỹ năng khác mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Xem chi tiết các kỹ năng một Front End giỏi cần phải thông thạo ở phần dưới đây:
- HTLM & CSS: HTML và CSS (Cascading Style Sheets) là các ngôn ngữ cơ bản nhất để phát triển giao diện web. Nếu không thông thạo hai ngôn ngữ này bạn sẽ không thể nào thiết kế được trang web. Đây là hai ngôn ngữ đầu tiên bạn nên học khi muốn trở thành một Front End Developer.
- JavaScript: JavaScript cho phép bạn có thể tạo ra rất nhiều tính năng tương tác cho trang web. Giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng website hơn. JavaScript là ngôn ngữ có thể nói là phổ biến nhất trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với Front End Developer.
- jQuery: JQuery là một thư viện JavaScript thu nhỏ. Có tác dụng giúp tạo ra các tương tác, sự kiện, hiệu ứng trên website… một cách dễ dàng.
- Các frameworks của JavaScript: Có kiến thức và kỹ năng sử dụng thành thạo các Frameworks của Javascript như AngularJS, Backbone, Ember, ReacJS. Các Frameworks này giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình lập trình, tối ưu hóa và dễ dàng tạo ra các tương tác thân thiện với người dùng.
- Các Frontend frameworks: CSS và các frameworks front-end hiện nay phổ biến nhất là Bootstrap giúp hỗ trợ thiết kế website nhanh và chuẩn hơn. Đây là Framework mà hầu hết Front End developer đều cần bạn am hiểu và vận dụng tốt.
- Thiết kế Responsive và Thiết kế Mobile: Hiện nay, tỷ lệ truy cập internet từ thiết bị di dộng đã cao hơn desktop rất nhiều, do đó kỹ năng thiết kế mobile đóng vai trò quan trọng trong mắt các nhà tuyển dụng. Responsive design là thiết kế trang web có thể tương thích với nhiều loại thiết bị di dộng có kích thước hiển thị khác nhau.
- Các kĩ năng giải quyết vấn đề: Biết cách implement 1 design như thế nào là tốt nhất, biết cách fix bug, biết cách nhận diện hoạt động của frontend code với backend code đang được implement… tất cả đều liên quan đến kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Chứng chỉ sau khi hoàn tất khoá học:
- CPISM: Certificate of Proficiency in System Management (do Aptech Ấn Độ cấp bằng).
- Với chứng chỉ này sinh viên có thể học nâng cấp thêm 1,5 năm để lấy bằng Advanced Diploma In Software Engineering (ADSE) do Tập đoàn Aptech Ấn Độ cấp.
4. Sau khi hoàn tất chương trình sinh viên sẽ làm được:
- Thiết kế & lập trình website hiện đại với nhiều ngôn ngữ lập trình. Chạy trên nhiều thiết bị có kích thước khác nhau.
- Phân tích, thiết kế & lập trình cơ sở dữ liệu.
- Phối hợp cùng Back end để xây dựng, phát triển các tính năng mới đáp ứng nhu cầu người dùng.
- Đánh giá việc lập trình và lên kế hoạch cập nhật website trong tương lai.
- Quản lý và tăng hiệu suất hoạt động của website.
- Bạn đang là sinh viên năm 2,3 hoặc năm cuối các trường Cao đẳng, Đại học CNTT.
- Bạn là người đi làm trái nghề nhưng yêu thích CNTT và muốn theo đuổi từ đầu.
- Bạn là sinh viên IT, Tester, Điện tử, Kinh tế, Ngân hàng,…, mong muốn chuyển nghề.
- Bạn đam mê CNTT từ trước nhưng chưa có cơ hội học và đây là thời điểm bạn mong muốn được tham gia lại từ đầu.
- Học sinh các trường THPT.
Thời gian học: 6 tháng (1 tuần 3 buổi) và khai giảng hằng tháng.
Chương trình học sẽ gồm các môn học như sau:
- Logic Building and Elementary Programming.
- Building Next Generation Websites.
- BootStrap and jQuery.
- Database Design and Development.
- Database Management (SQL Server).
- eProject (Website Development).
- Tham gia phát triển các dự án về Web, xây dựng các chức năng front-end của Website, Web application.
- Triển khai giao diện HTML/CSS Javascript theo yêu cầu của khách hàng trên hệ thống website xây dựng sẵn
- Phối hợp với các back-end developers và web designers để cải thiện tính khả dụng
- Đảm bảo tiêu chuẩn đồ họa chất lượng cao và sự thống nhất trong brand
- Thu thập ý kiến phản hồi và xây dựng các hướng giải quyết cho người sử dụng và khách hàng
- Nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ về HTML/CSS Javascript mới nhất để áp dụng cái tiến sản phẩm