Khởi Nguyên Tương Lai: FPT Jetking Khai Giảng Lớp Đầu Tiên Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn Quốc Tế

Toàn cảnh lễ khai giảng lớp Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn quốc tế tại FPT Jetking. Ảnh: FPT Jetking

Ngày 28/3/2024, Hệ thống đào tạo FPT Jetking đã tổ chức Lễ khai giảng lớp đầu tiên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế, đánh dấu bước tiến tiên phong trong đào tạo công nghệ. 

Toàn cảnh lễ khai giảng lớp Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn quốc tế tại FPT Jetking. Ảnh: FPT Jetking
Toàn cảnh lễ khai giảng lớp Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn quốc tế tại FPT Jetking. Ảnh: FPT Jetking

Tham dự buổi lễ có cô Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT, thầy Dương Trọng Phú Sơn – Trưởng ban Đào tạo Viện Đào tạo Quốc tế FPT cùng các thầy cô đại diện các phòng ban. Và đặc biệt là 26 sinh viên – những người tiên phong khai mở và khám phá hành trình thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking. 

Tại buổi lễ, cô Lê Thị Hồng Hạnh vui mừng và phấn khởi chào đón khoá đầu tiên, những người tiên phong trong ngành thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế:

Rất vui mừng khi các bạn tham gia vào lớp đầu tiên của chương trình thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế của FPT, được chuyển nhượng bản quyền từ tập đoàn Jetking Ấn Độ. Đây một cột mốc rất quan trọng không chỉ cho FPT Jetking mà còn cho cả Tập đoàn FPT. Với chiến lược phát triển dài hạn, FPT đang tập trung vào việc mở rộng và thu hút đầu tư quốc tế, các bạn là những người tiên phong trong lĩnh vực này”.

Cô cũng gửi lời chúc tới các bạn tân sinh viên luôn bền chí để có thể thành công với mục tiêu đã lựa chọn.

Cô Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT chia sẻ tại lễ khai giảng. Hình ảnh: FPT Jetking
Cô Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT chia sẻ tại lễ khai giảng. Hình ảnh: FPT Jetking

Chương trình Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn quốc tế của FPT Jetking sẽ tập trung vào đào tạo thực hành với thời gian chiếm tới 70% tổng thời lượng học. Chương trình đã được nghiên cứu và phát triển bởi Học viện Jetking Ấn Độ và Tổ chức giáo dục FPT, phù hợp cho cả những người chưa có kiến thức về công nghệ thông tin hay điện – điện tử. 

Với đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm được tuyển dụng và kiểm soát chặt chẽ từ Tổ chức giáo dục FPT và Jetking Ấn Độ, sinh viên FPT Jetking được đảm bảo cung cấp kiến thức chuẩn xác, được học theo phương pháp kiến tạo, phát triển kỹ năng thực tiễn. Và sau 2 năm, các bạn sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng cho nhu cầu nhân lực cao cấp của ngành, hỗ trợ hiện thực hóa mục tiêu quốc gia hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn của đất nước.

Ngay trước thềm khai giảng, FPT Jetking cũng đã tổ chức thành công Lễ ra mắt chương trình đào tạo Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn quốc tế và Tọa đàm Giải cơn khát nhân lực ngành bán dẫn tại TPHCM. Cùng với việc ra mắt và chính thức đi vào giảng dạy, FPT Jetking đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, cũng như thực hiện sứ mệnh là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Háo hức cùng nhiều kỳ vọng là cảm xúc chung của các bạn tân sinh viên tại buổi lễ khai giảng. Bạn Lý Đình Nhựt, sinh viên đã tốt nghiệp nửa năm vô cùng hào hứng và mong muốn học thêm ngành thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế để có thể phát triển thêm bản thân. Anh Nguyễn Anh Tuấn hiện đang làm việc trong lĩnh vực Quản trị thương hiệu rất hào hứng vì được học khóa thiết kế vi mạch đầu tiên tại FPT Jetking.

Bạn Lý Đình Nhựt (bên trái) và bạn Nguyễn Anh Tuấn (bên phải) chia sẻ tại Lễ khai giảng
Bạn Lý Đình Nhựt (bên trái) và bạn Nguyễn Anh Tuấn (bên phải) chia sẻ tại Lễ khai giảng

Lớp học thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế đầu tiên đã chính thức cất cánh. Đây chính là khởi đầu cho những ai đam mê và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn và chắp cánh cho những ước mơ công nghệ. Sắp tới vào tháng 4/2024, nhiều lớp thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế sẽ tiếp tục khai giảng ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 

Nhanh tay đăng ký để khám phá những bí mật của ngành công nghiệp chip đang thay đổi thế giới. Và trở thành nhà thiết kế vi mạch bán dẫn tiên phong, định hình tương lai của công nghệ và kiến tạo giấc mơ sản xuất chip “made in Việt Nam”.