Một nhóm hacker đã tiết lộ với BBC về “chiến công” mới này, vụ việc hiện đã đến tai Facebook cũng như các cơ quan xử lý luật an ninh mạng.
Không chỉ thông tin cá nhân về dữ liệu đăng nhập, số điện thoại, địa chỉ…trên Facebook là bị lộ ra với hacker mà thậm chí cả tin nhắn trong Messenger của hàng loạt người dùng cũng đã rơi vào tay chúng và rao bán tràn lan trên mạng Internet. Đây là thông tin mới nhất được ghi nhận sau loạt tin về hack Facebook và lộ dữ liệu từ đầu năm tới nay.
Cụ thể, nguồn tin gốc từ BBC đã cho biết một nhóm hacker nhiều khả năng đang nắm trong tay thông tin trò chuyện Messenger của hơn 81.000 người dùng hoặc hơn, sau đó rao giá trên các trang web giao dịch thông tin cá nhân với giá 10 cent/tài khoản (tương đương 2.300 đồng).
Hầu hết những tài khoản bị liên lụy đều nằm ở Nga hoặc Ukraine, trong khi những nước khác như Mỹ, Anh, Brazil thì chịu một tỷ lệ nhỏ. Một vài quảng cáo còn được nhóm hacker đặt lên để quảng bá cho tin rao bán nguồn dữ liệu đánh cắm này, nhưng hiện tại chúng đã gỡ xuống.
Theo BBC, nguồn tin tay trong từ nhóm hacker tiết lộ 120 triệu tài khoản là con số cuối cùng mà chúng nắm giữ – dù sau đó BBC đã nhờ công ty Digital Shadows chuyên về bảo mật an ninh để kiểm tra xác nhận thì kết quả vẫn là 81.000 tài khoản. Ngoài ra, có 176.000 tài khoản khác cũng nằm trong tay lũ hacker này, thuộc diện bị đánh cắp thông tin về địa chỉ email và số điện thoại – phần nhiều là bởi người dùng không cài đặt chế độ riêng tư cho thông tin của mình.
Con số được đưa ra phía trên đã vượt quá rất nhiều báo cáo lần xâm nhập gần đây nhất của Facebook, khi họ cho rằng chỉ có 29 triệu người dùng bị đánh cắp thông tin. Dù vậy, theo sau vụ việc trên, Facebook cũng đã lên tiếng khẳng định hệ thống của mình không bị xâm nhập: 81.000 tài khoản kia không phải bị hack trực tiếp qua Facebook, mà chủ yếu bị nghi ngại thông qua các tiện ích độc hại cài đặt bên ngoài, tích hợp vào trình duyệt của người dùng thiếu hiểu biết. Nhóm hacker cũng thừa nhận vụ việc mới nhất này không liên quan tí gì tới scandal lộ dữ liệu của 87 triệu người dùng hồi tháng 3.
“Dựa theo những điều tra ban đầu, chúng tôi tin rằng những thông tin đó bị lấy cắp qua những tiện ích bên ngoài Facebook, cài đặt lên trình duyệt của bạn để truy xuất dữ liệu,” Phó chủ tịch quản lý sản phẩm Facebook – ông Guy Rosen phát biểu. “Chúng tôi cũng đã trao đổi với các nhà sản xuất trình duyệt để đảm bảo họ nắm rõ được tình hình, liên hệ nhiều cơ quan an ninh để gỡ bỏ các trang web quảng bá sai mục đích. Mọi người cũng nên lưu ý không tin tưởng quá nhiều tiện ích mỗi khi được mời cài đặt”.
Những nguy cơ lộ dữ liệu từ Facebook vẫn tiếp diễn chưa thể có hồi kết, vì thế hãy thực sự cẩn trọng khi giao phó hệ thống cho một phần mềm hay ai đó trên Internet. Biết đâu được những hình ảnh và thông tin đoạn chat giữa bạn và crush cũ lộ ra để tiện truy vẫn quảng cáo thì sao nhỉ?
Tin tổng hợp
Hệ Thống Đào Tạo An Ninh Mạng Quốc Tế FPT Jetking đào tạo chuyên sâu về phần cứng và mạng máy tính. Sinh viên FPT Jetking có khả năng làm việc thực tế ngay sau tốt nghiệp trong những lĩnh vực như quản trị mạng, điện toán đám mây, an ninh mạng, lắp ráp và sửa chữa PC máy tính…
Hiện tại, Trường FPT Jetking có 2 cơ sở:
– Hồ Chí Minh: Số 391A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3. (028 7300 8866)
– Hà Nội: Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm. (024 7300 8855)