Từ tháng 8, người dùng có thể theo dõi chất lượng Internet băng rộng và di động theo từng tuần, từng tháng, để đảm bảo quyền lợi.
Các chỉ số về chất lượng của mạng, gồm tốc độ và độ trễ, sẽ được công bố trên website của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Để theo dõi, người dùng truy cập website vnta.gov.vn, tìm đến mục Quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, xem “Kết quả đo kiểm bằng i-Speed”. Chất lượng của cả mạng băng rộng cố định và mạng di động sẽ đều được hiển thị tại đây.
Kết quả này không phải do nhà mạng công bố, mà được thống kê từ trải nghiệm thực tế của người dùng. Các số liệu được lấy từ các phần mềm đo như website speedtest.vn, i-speed.vn và ứng dụng i-Speed trên smartphone, do Trung tâm Internet Việt Nam phát triển.
Theo Cục Viễn thông, việc đánh giá chất lượng Internet từ trải nghiệm của người dùng (crowd-sourcing) là phương pháp tiên tiến được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Từ các phép đo này, cơ quan quản lý có khả năng phân tích năng lực nhà mạng, đồng thời đánh giá từ dữ liệu của người dùng để cung cấp chi tiết về trải nghiệm thực tế của khách hàng. Phương pháp này cũng được Liên minh viễn thông quốc tế chuẩn hoá bằng khuyến nghị ITU-T E.812.
Để đo chất lượng mạng Internet mình đang sử dụng, người dùng truy cập các website do Trung tâm Internet Việt Nam phát triển, hoặc tải ứng dụng i-Speed trên smartphone. Ứng dụng được tung ra hồi tháng 4 năm nay, có khả năng đo các thông số như Download, Upload, Ping, Jitter; thông tin về loại kết nối (Wi-Fi/3G/4G/5G), vị trí thực hiện đo, nhà cung cấp dịch vụ. Tính đến hết tháng 7, i-Speed đã có hơn 30 nghìn lượt cài đặt. Số mẫu đo ghi nhận là một triệu mẫu/quý.
Theo kết quả thống kê của Ookla trong tháng 6 vừa qua, Việt Nam đứng thứ 58 thế giới về mạng di động với tốc độ trung bình 43,02 Mb/giây; thứ 59 về tốc độ mạng cố định, với tốc độ 74,46 Mb/giây.
Trong khi theo kết quả từ hệ thông i-Speed của Việt Nam, tốc độ download trung bình trong tháng 6 lần lượt là 39,03 Mb/giây với mạng di động và 58,05 Mb/giây với mạng cố định, thấp hơn kết quả của Ookla.
Lưu Quý
(theo VnExpress)
Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn
Hệ Thống Đào Tạo An Ninh Mạng Quốc Tế FPT Jetking – jetking.fpt.edu.vn
FPT Jetking là một trong số ít cơ sở hàng đầu đào tạo ngành an ninh mạng tại Việt Nam. FPT Jetking thuộc Viện Đào tạo quốc tế FPT, là đơn vị liên kết giữa tổ chức giáo dục FPT với Jetking Ấn Độ. FPT Jetking đào tạo chuyên sâu về quản trị hạ tầng an ninh mạng. Sinh viên tại đây có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp trong những lĩnh vực đang là xu hướng mới, có nhu cầu nhân lực lớn trong ngành CNTT toàn cầu như an ninh mạng, quản trị mạng, quản trị hệ thống, điện toán đám mây…