Năm 2024 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Nắm bắt cơ hội ấy, Phạm Doãn Khải, cậu sinh viên Điện tử năm cuối đã quyết tâm “dấn thân” ngành Thiết kế vi mạch và trở thành một trong những tân sinh viên đầu tiên của FPT Jetking, với mong muốn tìm kiếm một ngành học có cơ hội việc làm rộng mở.
Từ cậu học sinh cấp 3 mông lung về ngành học tương lai…
Vào thời điểm tốt nghiệp Trung học phổ thông, cậu bạn đến từ Ninh Bình, Phạm Doãn Khải khá mông lung về định hướng tương lai, không biết chọn ngành nào, trường nào phù hợp với bản thân, Khải tâm sự: “Ngày chọn trường thi vào đại học, em băn khoăn rất nhiều, không có ai định hướng nên em quyết định chọn ngành Điện tử, chuyên ngành Điện tử máy tính của Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, đúng như sở thích làm công việc liên quan đến máy tính mà lại phù hợp với con trai”.
Bước sang năm cuối đại học, một lần nữa cậu sinh viên 2001 lại phải đối mặt với việc ra quyết định, lựa chọn công việc nào phù hợp với bản thân sau khi ra trường. Theo Doãn Khải, các bạn sinh viên năm cuối, phần lớn sẽ có tâm lý đi tìm việc từ sớm, nhưng bản thân Khải lại chưa thực sự tự tin với những kiến thức đã học trên trường đủ để có thể tìm kiếm một công việc tốt.
Cùng lúc đó, dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” được đưa ra với mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị; trong đó có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn. “Nút thắt” cho cậu sinh viên điện tử năm cuối như được tháo gỡ bở Thiết kế vi mạch là một ngành học vừa đảm bảo tiêu chí phù hợp với nền tảng kiến thức sẵn có của Khải, vừa là công việc có cơ hội việc làm lớn, được nhà nước quan tâm hỗ trợ.
Quyết định dấn thân ngành học mới – Thiết kế vi mạch bán dẫn
“Theo em tìm hiểu thì ngành Thiết kế vi mạch là ngành khá mới, tiềm năng và có xu hướng phát triển nhanh ở Việt Nam, em cũng khá thích ngành này. Em có tìm hiểu trên mạng thì biết đến FPT Jetking đào tạo ngành Thiết kế vi mạch, đúng ngành em đang tìm hiểu và quan tâm, nên ngay khi có thông tin khai giảng lớp Chip Design đầu tiên tại Hà Nội, em đăng ký ngay”, Doãn Khải chia sẻ về cơ duyên biết đến ngành Thiết kế vi mạch và FPT Jetking.
Tại Mỹ, mức lương trung bình hằng năm của kỹ sư thiết kế chip là khoảng 100.000 đến 300.000 USD. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng giám đốc Công ty CoAsia SEMI Việt Nam chia sẻ, ở Việt Nam, ngay khi mới ra trường, các nhân sự có thể hưởng mức lương khởi điểm 10.000 – 15.000 USD/năm (chưa kể thưởng). Mức lương sẽ tăng cùng với năng lực và kinh nghiệm… Đơn cử như lương kỹ sư 1-3 năm kinh nghiệm từ 10.000 – 15.000 USD/năm, 16.000 – 25.000 USD/năm nếu có 4-6 năm kinh nghiệm và nâng lên mức lên 46.000 – 80.000 USD, thậm chí cao hơn, với những người có trên 11 năm kinh nghiệm.
Với những đãi ngộ hấp dẫn về mức lương cũng như nhu cầu nhân sự đang thiếu thụt, dự đoán Thiết kế vi mạch sẽ là hướng đi mới cho các bạn sinh viên các trường đại học có các ngành gần, ngành phù hợp, ngành đúng như công nghệ thông tin, điện – điện tử,.. để chuyển đổi sang ngành công nghiệp bán dẫn
Dự định tương lai của tân sinh viên FPT Jetking
Đặt mục tiêu tham gia chương trình học Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế 2 năm tại FPT Jetking, tân sinh viên FPT Jetking mong muốn: “Trước tiên là em có thể hoàn thành xuất sắc có một tấm bằng và kiến thức, trải nghiệm thật tốt để thuận lợi đi làm với mức thu nhập tốt hơn. Kỳ vọng của em sau khi tốt nghiệp sẽ có mức lương khởi điểm từ 15 – 20 triệu”, Khải chia sẻ thêm.
Học thêm ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking, Doãn Khải lựa chọn ca học tối để có thể phù hợp với lịch học trên trường đại học. Tham gia một ngành học mới, điều mà tân sinh viên FPT Jetking không khỏi lo lắng liệu chương trình có sát với thực tế không, kiến thức có đủ để bạn có thể tham gia vào thị trường lao động hay không?
Tháo gỡ những thắc mắc đó, sau 2 buổi Khai giảng & Định hướng cùng các Ban Giám hiệu và đại diện Doanh nghiệp, và buổi học đầu tiên cùng giảng viên, những lo lắng của Doãn Khải đã vơi đi phần nào: “Thầy trao đổi với cả lớp về kiến thức học sắp tới, và có lộ trình học rõ ràng nên là cũng không có khó khăn gì với buổi đầu tiên. Em thấy học ở đâu thì quan trọng nhất vẫn là tự học, nhưng mà ở trường đại học vẫn sẽ nặng về lý thuyết nhiều còn bên FPT Jetking thì thầy sẽ giảng về những kiến thức quan trọng, trọng tâm, không đi lan man”.
Chúc cho tân sinh viên FPT Jetking Phạm Doãn Khải sẽ hoàn thành tốt chương trình học Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế trong 2 năm tới và có công việc và sự nghiệp thành công đúng như kỳ vọng!