Cựu Sinh Viên Luật Dấn Thân Vào Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Phạm Quốc Anh - chàng trai 9x và quyết định dấn thân vào ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

26 tuổi quyết định làm lại từ đầu với một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt so với ngành Luật, Phạm Quốc Anh chọn FPT Jetking là nơi để học hỏi, rèn luyện kỹ năng vững vàng để theo đuổi ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn trong 2 năm tới.

Bước ngoặt từ khối ngành Xã hội sang khối ngành Kỹ thuật

Phạm Quốc Anh sinh năm 1998, từng là sinh viên theo học tại Đại học luật Hà Nội với nhiều hoài bão. Tuy nhiên, trải qua biến cố, Quốc Anh đã không thể tiếp tục theo học ngành Luật và đã quyết định dừng học. Sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 371 thuộc Bộ Tư lệnh pháo binh, chàng trai 9x đã suy nghĩ về những dự định tương lai của bản thân và quyết định lựa chọn một hướng đi mới – Thiết kế vi mạch bán dẫn. 

Phạm Quốc Anh - chàng trai 9x và quyết định dấn thân vào ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
Phạm Quốc Anh – chàng trai 9x và quyết định dấn thân vào ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

So với ngành học trước đây, Quốc Anh nhận thấy khả năng phát triển của ngành thiết kế vi mạch bán dẫn: “Theo các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin trong thời gian gần đây, ngành thiết kế vi mạch bán dẫn đang được Nhà nước đẩy mạnh đầu tư, chú trọng phát triển. Do đó, em nghĩ rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực này sẽ lớn hơn so với ngành cũ em từng theo học.”

Nắm bắt cơ hội – Dẫn lối đam mê Chip bán dẫn

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), thị trường chip bán dẫn của thế giới có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14%/năm liên tục trong 20 năm vừa qua, dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

Với cơ hội bùng nổ mạnh mẽ của ngành bán dẫn và niềm đam mê công nghệ sẵn có, Quốc Anh đã quyết định chuyển ngành, bắt đầu với một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt so với ngành học cũ: “Qua quá trình tìm hiểu thông tin trên Internet, em biết đến chương trình đào tạo Thiết kế Chip bán dẫn của FPT Jetking. Một phần vì em cũng đam mê với lĩnh vực Chip nên đã quyết định đăng ký học.”

Thách thức của những người tiên phong trong ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

Hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng 5000 kỹ sư Thiết kế vi mạch bán dẫn, nên việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này đang được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, những bước chân đầu tiên trên chặng đường theo đuổi ngành bán dẫn không thể tránh khỏi những khó khăn.

Một trong những sinh viên đầu tiên của ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking
Một trong những sinh viên đầu tiên của ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking

Bạn Quốc Anh chia sẻ về những trăn trở, băn khoăn khi là một trong những sinh viên đầu tiên của chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking: “Do ngành này vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam, nên em cũng cảm thấy lo lắng, băn khoăn về việc thiếu tài liệu, thiếu sự chỉ dẫn từ các anh chị khóa trước. Em mong muốn được nhà trường hỗ trợ thêm về vấn đề này. Em cũng hy vọng sẽ có mức lương ổn định khi tốt nghiệp, trong khoảng từ 10 – 15 triệu đồng.”

Tại FPT Jetking, sinh viên có 70% thời lượng học là thực hành, được giảng viên giàu kinh nghiệm từ Tổ chức giáo dục FPT trực tiếp hướng dẫn trong quá trình học và làm đồ án cuối kỳ. Ngoài ra, sinh viên sẽ được tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp về bán dẫn, được hỗ trợ giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Ông Lê Hải Anh – Giám đốc Dolphin Technology Vietnam Center chia sẻ tại Lễ khai giảng và định hướng chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn: “Dolphin rất chào đón các bạn sinh viên đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động ở trong công ty, các công việc trong công ty. Ngoài việc học lý thuyết, thực hành những bài lab, hay những cuộc thi do Jetking Ấn Độ tổ chức, các bạn còn được trải nghiệm công việc, yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp, làm gì và làm như thế nào.” 

Bên cạnh đó, ông Lê Hải Anh cũng nhận định rằng FPT Jetking có một lợi thế hơn so với các trường khác, đó là sinh viên được tiếp xúc với các công cụ thương mại, được truy cập và hướng dẫn sử dụng license của các phần mềm về thiết kế vi mạch bán dẫn. Chương trình học và nội dung đào tạo rõ ràng sẽ giúp sinh viên quen thuộc với các công cụ khi làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

 

đánh giá