Có thể mở khóa điện thoại bằng dấu vân tay người chết không?

Người chết càng lâu sẽ càng khó dùng ngón tay của họ để mở khóa điện thoại của họ

Trong các bộ phim hành động, chúng ta thường thấy cảnh những kẻ xâm nhập hạ gục những người có dấu vân tay hợp lệ hoặc làm giả nó để vượt qua các hệ thống bảo mật vân tay. Nhưng trên thực tế công nghệ quét vân tay trên điện thoại hiện nay không dễ đánh lừa bằng những cách đơn giản như vậy.

Theo tờ Tampa Bay Times vào tháng Ba vừa qua, một cảnh sát đã bắn hạ một người đàn ông có tên Linus Phillip ở bên ngoài cửa hàng tiện lợi Wawa tại Largo, Florida. Mặc dù được tiếp cận xác chết và dấu vân tay của ông ta nhưng các thanh tra vẫn không thể mở khóa chiếc điện thoại của người này để tìm kiếm thông tin về vụ việc này. Tại sao vậy?

Người chết càng lâu sẽ càng khó dùng ngón tay của họ để mở khóa điện thoại của họ

Anil Jain, giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học bang Michigan của Mỹ, người đã nhiều năm nghiên cứu về nhận dạng vân tay cho biết, trên thực tế người chết càng lâu sẽ càng khó dùng ngón tay của họ để mở khóa điện thoại của họ. Bởi hệ thống xác định dấu vân tay trên hầu hết các smartphone hiện nay hoạt động thông qua khả năng dẫn điện của ngón tay.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống bảo mật bằng cảm biến vân tay

Khi ngón tay chạm lên máy quét vân tay trên smartphone, các đường rãnh sẽ không chạm vào bề mặt bộ quét mà chỉ có các đường vân chạm vào thôi. Bên dưới bề mặt bộ quét vân tay sẽ là vô số các tụ điện siêu nhỏ có khả năng lưu trữ dòng điện. khi các đường vân của dấu vân tay chạm vào bề mặt bộ quét, vì cơ thể con người có khả năng dẫn diện dù rất nhỏ nên chúng sẽ dẫn điện để sạc cho các tụ bên dưới. Trong khi đó, các đường rãnh sẽ không sạch điện cho các tụ bên dưới bởi chúng không chạm vào về mặt bộ quét. Các cảm biến sẽ dựa vào điều này để dựng nên hình ảnh chi tiết về dấu vân tay của người dùng.

Công nghệ cảm biến vân tay điện dung
Công nghệ cảm biến vân tay điện dung.

Nhưng khi một người chết đi, khả năng dẫn điện cũng không còn nên khả năng tương tác với máy quét vân tay cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, sau khi chết bao lâu thì khả năng dẫn điện của con người sẽ hoàn toàn mất đi? Các nhà khoa học không thể đưa ra câu trả lời chính xác, bởi đây là một thí nghiệm rất khó thực hiện, sẽ cần rất nhiều xác chết để dùng dấu vân tay của họ mở khóa điện thoại sau mỗi giờ liên tục.

Tuy nhiên, không phải mọi máy quét vân tay đều hoạt động thông qua khả năng dẫn điện như trên, ví dụ như các máy đọc vân tay kiểu cũ dựa trên các cảm biến quang học chẳng hạn. Chúng dựa trên các thay đổi về ánh sáng giữa các đường vân và đường rãnh để dựng nên hình ảnh về dấu vân tay. Nhưng phương pháp này rất dễ bị qua mặt bằng các hình ảnh giả mạo và đây cũng chính là phương pháp bảo mật vân tay được các nhà sản xuất sử dụng trong các bộ phim hành động.

Các công nghệ bảo mật mới hiện nay 

Hiện tại, các nhà sản xuất đã tích hợp những công nghệ bảo mật mới trên smartphone thay cho cảm biến vân tay điện dung. Ví dụ như iPhone X của Apple với hệ thống nhận diện gương mặt 3D hay Xiaomi Mi 8 EE lại lựa chọn cảm biến vân tay quang học dưới màn hình. Thậm chí, một số máy khác còn chọn các máy quét vân tay “siêu âm, hệ thống xác định vị trí các đường rãnh và đường vân ngón tay thông qua sóng siêu âm gửi tới ngón tay và dựa vào đó để dựng nên hình ảnh dấu vân tay.

Xiaomi Mi 8 EE được trang bị cảm biến vân tay quang học trong màn hình
Xiaomi Mi 8 EE được trang bị cảm biến vân tay quang học trong màn hình.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa thể xác định được liệu các phương pháp bảo mật mới này có hoạt động với dấu vân tay vô hồn hay không.

Nhưng theo ông Jain, các loại cảm biến mới trên đều bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi lớp da theo thời gian. Khi một người chết đi, các ngón tay sẽ xuất hiện một số vết nhăn hoặc bị quắt lại do không có mạch máu chảy qua nó. Điều này sẽ khiến các dấu hiệu nhận biết của đường rãnh và đường vân bị thay đổi không giống với dấu vân tay cũ. Do vậy, rất có thể các cảm biến không thể nhận ra.

Tin tổng hợp

Hệ Thống Đào Tạo An Ninh Mạng Quốc Tế FPT Jetking đào tạo chuyên sâu về phần cứng và mạng máy tính. Sinh viên FPT Jetking có khả năng làm việc thực tế ngay sau tốt nghiệp trong những lĩnh vực như quản trị mạng, điện toán đám mây, an ninh mạng, lắp ráp và sửa chữa PC máy tính…
Hiện tại, Trường FPT Jetking có 2 cơ sở:
– Hồ Chí Minh: Số 391A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3. (028 7300 8866)
– Hà Nội: Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm. (024 7300 8855)

đánh giá