Cloud Management: Khai Phá Sức Mạnh Của Điện Toán Đám Mây

Quản Trị Đám Mây: Khai Phá Sức Mạnh Của Điện Toán Đám Mây
Quản trị đám mây (Cloud Management) là giải pháp hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tập trung các hệ thống cơ sở hạ tầng tại một nơi duy nhất mà nó còn mang lại sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả và hơn thế nữa. Vậy quản trị đám mây là gì? Và tại sao nó lại trở thành một phần quan trọng của hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu và được nhiều doanh nghiệp theo đuổi đến vậy sẽ được FPT Jetking giải đáp trong bài viết này.

Quản trị đám mây là gì?

Quản trị đám mây (Cloud Management) là việc kiểm soát và giám sát các tài nguyên, dịch vụ đám mây (Cloud Management) để đảm bảo chúng được hoạt động dễ dàng, hiệu quả, linh hoạt và phải an toàn đối với doanh nghiệp. Trong môi trường đám mây, cần phải được tho dõi và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, quản lý bảo mật, các quy trình tự động hóa và cần phải đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của doanh nghiệp.
Quản trị đám mây còn có một số hoạt động chính như:
heo dõi và cải thiện hiệu suất của các ứng dụng và dịch vụ đám mây để đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
  • Quản lý tài nguyên: Theo dõi và quản lý các tài nguyên như mát chủ, lưu trữ và các cơ sở dữ liệu.
  • Bảo mật: Đảm bảo rằng dữ liệu và ứng dụng được bảo vệ khỏi các mối đe dọa bảo mật bằng cách thiết lập quyền truy cập, mã hóa dữ liệu và triển khai các biện pháp chống xâm nhập trái phép.
  • Quản lý chi phí: Quản lý và kiểm soát chi phí liên quan đến việc sử dụng dịch vụ đám mây, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và lập kế hoạch ngân sách.
  • Sao lưu và phục hồi: Quản lý các chiến lược sao lưu và phục hồi dữ liệu để đảm bảo rằng các thông tin quan trọng có thể phục hồi nếu có trường hợp xảy ra sự cố.
  • Tích hợp và tự động hóa: Tích hợp csac dịch vụ đám mây với các hệ thống hiện tại của tổ chức và sử dụng công cụ tự động để tối ưu hóa quy trình quản lý và giảm thiểu sự can thiệp từ thủ công.
  • Quản lý hiệu suất: Theo dõi và cải thiện các chỉ số để ứng dụng và dịch vụ đám mây luôn đạt hiệu suất và hiệu quả tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cho người dùng.
Quản trị đám mây (Cloud Management) là gì? (Nguồn: cloudorbis)

Cách hoạt động của quản trị đám mây

Các công cụ Cloud Management được hoạt động dưới dạng máy ảo với hệ thống cơ sở dữ liệu và máy chủ riêng. Máy chủ sẽ sử dụng hình thức APIs để kết nối với các nguồn các tài nguyên khác nhau bên trong môi trường Cloud của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp theo dõi các ứng dụng trong Cloud, xem dữ liệu của các sự kiện khác và phân tích thông qua giao diện Dashboard trên giao diện website. Đối với các nguồn tài nguyên Cloud còn lại, doanh nghiệp được phép truy cập vào Cloud Management mọi lúc mọi nơi khi cần để tiến hành quản lý và điều chỉnh.
Đa số các đơn vị cung cấp Cloud Management đều cung cấp dịch vụ này trên nền tảng riêng của họ, với các tính năng tạo báo cáo trực quan, gửi thông báo cho doanh nghiệp khi cần.

Các loại dịch vụ đám mây trong quản trị đám mây

Đám mây (Cloud) thường được chia thành ba loại chính mà người dùng thường thấy là:
  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
SaaS cung cấp dịch vụ để sử dụng một ứng dụng phổ biến theo yêu cầu thông qua trình duyệt. Bảo mật được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà cung cấp và bảo trì phần mềm.
Ví dụ: Google Workspace, Microsoft 465, Salesforce,
Software as a Service (SaaS):
Mô tả: SaaS là một hình thức cung cấp ứng dụng đã được xây dựng sẵn, sẵn sàng sử dụng thông qua mạng. Người dùng không cần quan tâm đến cài đặt, cấu hình, hoặc duy trì phần mềm.
Ví dụ: Google Workspace, Microsoft 365, Salesforce…
  • Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)
Đây là một mô hình dịch vụ đám mây mới nổi dạo gần đây. Paas thường tập trung vào việc cung cấp môi trường phát triển và triển khai cho ứng dụng, giảm bớt sự quan tâm đến hạ tần dưới cấp độ hệ điều hành và phần cứng của đám mây.
Ví dụ: Google App Engine và Amazon Web Services, Heroku…
  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)
Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp khả năng xử lý, lưu trữ, mạng và các tài nguyên điện toán cơ bản khác. Khách hàng có thể triển khai và chạy phần mềm tùy ý, có thể bao gồm hệ điều hành và ứng dụng đã triển khai. Bảo mật phần mềm trong mô hình này hoàn toàn nằm trong tay khách hàng.
Ví dụ: Goole Computee Engine, Amazon EC2,…
Infrastructure as a Service (IaaS):
Mô tả: IaaS là một hình thức cung cấp tài nguyên hạ tầng, bao gồm máy ảo, mạng, và lưu trữ, cho phép người dùng tự do triển khai và quản lý ứng dụng của họ trên các máy ảo này.
Ví dụ: Amazon EC2, Microsoft Azure Virtual Machines, Google Compute Engine.
3 dạng dịch vụ của quản trị đám mây

Những lợi ích của quản trị đám mây

Những lợi ích của quản trị đám mây
  • Triển khai nhanh chóng và dễ dàng
Dịch vụ quản trị đám mây cho phép doanh nghiệp duy trì các ứng dụng và trình duyệt hiện có mà không cần quản lý các kỹ thuật phức tạp. Cơ sở hạ tầng dịch vụ đám mây có thể truy cập dễ dàng và thân thiện với người dùng.
  • Tiết kiệm thời gian
Sử dụng các công cụ giúp tối ưu thời gian quản trị đám mây cho doanh nghiệp. Khả năng tự động hóa giúp giảm thời gian triển khai các ứng dụng và dịch vụ, từ đó tăng cường hiệu suất toàn diện của hệ thống.
  • Tự Động Hóa
Các tính năng Self- service access (truy cập tự động) giúp mọi thứ được tự động hóa, tăng tốc độ phân phối tài nguyên, giảm thiểu sai sót và công sức con người trong quá trình triển khai, quản lý, và mở rộng hạ tầng.
  • Quản lý tập trung
Các công cụ Cloud Management cho phép doanh nghiệp tích hợp các ứng dụng, không gian lưu trữ, hệ điều hành công cụ bảo mật đám mây,… tạo ra một sự thống nhất trong việc quản lý dịch vụ đám mây. Khả năng quản lý tập trung giúp tối ưu việc phân bổ nguồn lực, tăng tính bảo mật doanh nghiệp sử dụng nhiều môi trường Cloud khác nhau tại nhiều nhà cung cấp.
  • Tối ưu chi phí
Do không cần đầu tư lớn vào phần cứng và cơ sở hạ tầng, việc sử dụng các giải pháp quản trị đám mây cung cấp các báo cáo chi tiết kèm theo chi phí mà doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, dự tính mức chi tiêu ngân sách phù hợp. Doanh nghiệp kiểm soát các nguồn tài nguyên đám mây không sử dụng đến và phân bổ chúng lại một cách hợp lý.
  • Quản lý tài nguyên hiệu quả
Sử dụng các công cụ dễ dàng theo dõi các nguồn lực mà doanh nghiệp đang có trên đám mây, chúng đang được sử dụng như thế nào và ai có quyền truy cập vào các nguồn lực này. Điều này giúp doanh nghiệp cân bằng và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho khối lượng tài nguyên và công việc.

Các công việc của một quản trị đám mây

Quản lý đám mây (Cloud Computing Management) bao gồm nhiều công việc khác nhau để đảm bảo hiệu quả, an toàn và linh hoạt trong các công việc triển khai hoạt động và quản lý tài nguyên. Một số công việc cụ thể như sau:
Provisioning and Orchestration:
Provisioning là tự động hóa quá trình triển khai và quản lý tài nguyên đám mây thường tập trung vào việc cung cấp tài nguyên, trong khi orchestration quản lý và tự động hóa quy trình toàn bộ.
Monitoring and Performance Management:
Monitoring là sự theo dõi, kiểm tra và giám sát trong khi đó Performance Management là quá trình liên tục theo dõi, đánh giá và cải thiện dựa trên các mục tiêu đã đề ra.
Security and Compliance Management:
Quản lý và theo dõi các quy định pháp luật liên quan đến việc lưu trữ và xử lý dữ liệu để được bảo mật tốt trên môi trường đám mây.
Cost Management:
Theo dõi và quản lý chi phí để tài nguyên đám mây được sử dụng hợp lý, giúp tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu các chi phí.
Identity and Access Management:
Quản lý xác thực và quyền truy cập người dùng để đảm bảo an toàn và tuân thủ theo chính sách bảo mật.
Resource Scaling and Optimization:
Tự động mở rộng hoặc giảm thiểu tài nguyên đám mây theo nhu cầu sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất cũng như chi phí.
Backup and Disaster Recovery:
Đảm bảo dữ liệu và khả năng khôi phục khi có sự cố xảy ra bằng cách quản lý và triển khai các biện pháp.
User Interface and Experience:
Cung cấp giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng để người dùng dễ tương tác và quản lý tài nguyên hiệu quả.
Các công việc kết hợp với nhau để hệ thống quản lý đám mây đày đủ và tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên trên môi trường đám mây.

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương quản trị đám mây

  • Nghề nghiệp
Quản trị đám mây là một giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp quản lý việc truy cập vào các dịch vụ điện toán đám mây của người dùng. Bằng cách tận dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể truy cập các tài nguyên điện toán theo yêu cầu, chẳng hạn như máy chủ, bộ lưu trữ và ứng dụng phần mềm mà không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại chỗ tốn kém. Vì thế cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở đối với các sinh viên ra trường.
  • Mức lương
Mức lương trong ngành quản trị đám mây có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào vai trò cụ thể, kinh nghiệm, địa điểm làm việc và quy mô của tổ chức mức lương giao động khoảng từ 70.000 USD ~ 150.000 USD tính theo tiền Việt khoảng 1.8 tỷ đến 3.5 tỷ mỗi năm. Nhìn chung đây là một lĩnh vực đày tiềm năng và hấp dẫn với nhiều người nhất là những người có kinh nghiệm cao.
Cuối cùng, việc THAM GIA vào khóa học quản trị đám mây là một cơ hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đây cũng là một thách thức cho bản thân khi bước sang một trang mới trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho một hành trình đầy thú vị và đầy tiềm năng!
Tại FPT Jetking đang mở khóa học Quản trị an ninh mạng và đám mây đào tạo trong 4 học kỳ tương ứng 2 năm, có 3 ca học sáng, chiều, tối. Ngành quản trị đám mây nằm trong HỌC KỲ 3: Quản trị và bảo mật đám mây sẽ giúp bạn hiểu chuyên sâu hơn về quản lý cũng như bảo mật đám mây. Bằng việc cung cấp các môn học liên quan, thời lượng thực hành lên tới 70%, tất cả sẽ giúp bạn có được nền tảng kiến thức vững chắc và những kỹ năng quan trọng trong ngành. Hy vọng bạn có một trải nghiệm học tập thật tốt!
đánh giá