Chuyên viên an ninh bảo mật hệ thống là một nhân tố cực kì quan trọng trong mọi tổ chức và doanh nghiệp trong thời đại phát triển không ngừng về lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc không có một bộ phận trong việc bảo vệ an ninh mạng trong tổ chức và doanh nghiệp sẽ rất dễ bị đánh cắp thông tin và dữ liệu quan trọng. Vậy an ninh mạng là gì? Tại sao lại quan trọng? Nhiệm vụ của một chuyên viên an ninh bảo mật mạng là gì? Cùng FPT Jetking tìm hiểu về thông tin ở bài viết này.
An ninh mạng là gì?
An ninh mạng là phương pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống máy tính, mạng lưới và dữ liệu trên Internet khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn, tấn công và lỗ hổng bảo mật. Đây là một phần quan trọng của quản lí rủi ro và bảo vệ thông tin trong môi trường kỹ thuật số ngày nay. Các chuyên viên an ninh bảo mật phải chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và dữ liệu để duy trì lòng tin của khách hàng cũng như tuân thủ quy định. Các tổ chức triển khai an ninh mạng bằng cách hợp lí hóa công tác phòng vệ kĩ thuật số giữa con người, quy trình và công nghệ.
Tại sao an ninh mạng lại quan trọng?
Bạn nghĩ về điều gì khi bị lộ thông tin riêng tư của bản thân hay của một doanh nghiệp? Chỉ đơn giản là mất thông tin cá nhân, các địa điểm thường xuyên đi lại và một số tài khoản trên Internet? Hay với tổ chức, doanh nghiệp chỉ đơn giản là tên thương hiệu, sản phẩm đang có mặt trên thị trường là gì?… Nhưng sự thật thì còn đáng sợ hơn thế gấp nhiều lần. Nó có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời bạn hay là làm một tổ chức, doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.
Dưới đây là những hậu quả ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp:
- Mất mát dữ liệu: Một cuộc tấn công mạng có thể làm mất mát thông tin, dữ liệu quan trọng, bí mật hoặc nhạy cảm của cá nhân, ngoài ra các thông tin cá nhân của khách hàng là tổn thất nặng nề cho tổ chức và doanh nghiệp.
- Thiệt hại tài chính: Mất mát dữ liệu, ảnh hưởng tới sự gián đoạn hoạt động kinh doanh và phải chịu các chi phí phục hồi thông tin, dữ liệu có thể gây thiệt hại đến tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
- Mất uy tín và lòng tin: Trong kinh doanh chữ “tín” và “tin” rất quan trọng đối với một tổ chức và doanh nghiệp, khi bị lộ thông tin cá nhân hoặc dữ liệu khách hàng ra ngoài thì khách hàng và đối tác rất dể quay đầu.
- Hậu quả pháp lý: Quy phạm về các chính sách quy định về bảo vệ thông tin và dữ liệu khách hàng dẫn đến hậu quả pháp lí. Buộc phải chịu phạt và kiện tụng từ phía khách hàng và chi phí bồi thường.
- Tổn thất kinh doanh: Các thông tin về chiến lược kinh doanh, Marketing của doanh nghiệp, tổ chức khi bị lộ ra ngoài ảnh hưởng nghiệm trọng. Điều này cho các đối thủ biết ý định từ đó đưa ra các chiến dịch và biện pháp để đánh bại chúng ta.
Nhiệm vụ của chuyên viên an ninh bảo mật là gì?
Vậy để phòng tránh những rủi ro khi và các biện pháp để bảo vệ mạng lưới cần phải làm gì? Các chuyên viên an ninh bảo mật có nhiệm vụ chính là bảo vệ, đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng và thông tin của một tổ chức và doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa và cuộc tấn công mạng.
Cụ thể nhiệm vụ của họ bao gồm:
- Phân tích rủi ro: Đánh giá và phân tích các rủi ro bảo mật mạng có thể đối mặt, từ đó xác định các lỗ hỗng và điểm yếu trong hệ thống để có thể củng cố và các biện pháp cải tiến mạng lưới.
- Triển khai các biện pháp: Thực hiện và quản lý các biện pháo bảo mật như Firewall (tưởng lửa), Antivirus (chống virus), mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập và các giải pháp bảo mật khác nhau.
- Giám sát hệ thống: Theo dõi và giám sát hệ thống mạng để sớm phát hiện sớm các hoạt động không bình thường và xâm nhập, đồng thời ngăn trận các cuộc tất công từ mạng.
- Xử lí sự cố bảo mật: Phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi xảy ra các sự cố bảo mật như hacker tấn công, Virus xâm nhập, mất dữ liệu,…
- Đào tạo và tư vấn: Ngoài các công việc trên, chuyên viên an ninh bảo mật cung cấp đào tạo và tư vấn về anh ninh mạng cho nhân viên đồng thời đưa ra các khuyến nghị và chiến lược bảo mật.
Chiến lược an ninh bảo mật mạng bao gồm những thành phần nào?
Một chiến lược an ninh mạng mạnh mẽ đòi hỏi một cách tiếp cận phối hợp có sự tham gia của con người, quy trình và công nghệ của tổ chức.
Con người
Hầu hết nhân viên không biết về các mối đe dọa mới nhất và các phương pháp bảo mật hay nhất để bảo vệ thiết bị, mạng và máy chủ của họ. Đào tạo và hướng dẫn nhân viên về các nguyên tắc an ninh mạng làm giảm rủi ro sơ sót không phát hiện được có thể dẫn đến các sự cố không mong muốn.
Quy trình
Đội ngũ bảo mật CNTT phát triển một khuôn khổ bảo mật mạnh mẽ để giám sát và báo cáo liên tục về các lỗ hổng đã biết trong cơ sở hạ tầng điện toán của tổ chức. Khung là một kế hoạch chiến lược, đảm bảo tổ chức phản ứng và phục hồi kịp thời sau những sự cố bảo mật tiềm ẩn.
Công nghệ
Các tổ chức sử dụng những công nghệ an ninh mạng để bảo vệ các thiết bị, máy chủ, mạng và dữ liệu được kết nối khỏi các mối đe dọa có thể xảy ra. Ví dụ: các doanh nghiệp sử dụng tường lửa, phần mềm chống vi-rút, các chương trình phát hiện phần mềm độc hại và kỹ thuật lọc DNS để tự động phát hiện và ngăn chặn truy cập trái phép vào hệ thống nội bộ.
Tóm lại, chuyên viên an ninh bảo mật là yếu tố chủ chốt trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các doanh nghiệp. Tầm quan trọng của các chuyên viên an ninh bảo mật là điều không thể phủ nhận khi ngày càng có nhiều vấn đề về rủi ro, đe dọa và đánh cắp thông tin trên mạng xảy ra. Vì vậy, nhu cầu nhân lực về an ninh mạng của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao. Để trở thành một chuyên viên an ninh bảo mật, FPT Jetking sẽ đồng hành cùng bạn với khóa học “Quản trị an ninh mạng và đám mây” với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể.