2024 được xem là “năm bước ngoặt”, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phát triển Công nghiệp Bán dẫn. Từ đó tạo ra sức ảnh hưởng lớn, thu hút nhiều bạn trẻ mong muốn tham gia vào lĩnh vực mới mẻ đầy tiềm năng này. Và bạn Nguyễn Thành Trung là một trong số người trẻ ấy, quyết tâm dấn thân nghề Chip.
Từng lạc hướng, mông lung trên hành trình tìm kiếm bản thân, không biết mình sẽ làm gì và trở thành ai trong tương lai, bạn Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1997) đã trải nghiệm học và làm rất nhiều công việc khác nhau. Từng học Công nghệ thông tin và có 4, 5 năm làm game thủ, rồi đến sale, chăm sóc khách hàng và gần nhất là làm nhân sự (HR), nhưng tất cả dường như chưa đúng với sở thích của chàng trai 9x.
Quyết tâm xác định lại con đường tương lai lâu dài cho bản thân, bạn trẻ Nguyễn Thành Trung quay trở về với lĩnh vực cậu bạn cảm thấy yêu thích đó là Công nghệ. Cùng thời điểm ấy, những thông tin liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn là một ngành trọng điểm, có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai liên tiếp đến với Trung:
“Em thử tìm hiểu về các đơn vị đào tạo ngành này còn khá ít, vô tình bạn của bố em nghe thấy thì giới thiệu qua FPT Jetking. Thế là em biết đến rồi đăng ký theo học luôn”, Trung chia sẻ cơ duyên biết đến ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking.
Chương trình đào tạo Thiết kế Vi mạch bán dẫn quốc tế thuộc Hệ thống đào tạo FPT Jetking, ra mắt đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 2024 là sự kết hợp giữa Tổ chức giáo dục FPT và Jetking – Học Viện đào tạo CNTT hàng đầu Ấn Độ. Từ đầu năm đến nay, FPT Jetking đã chào đón hàng trăm bạn sinh viên theo học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, kỳ vọng kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhân lực bán dẫn.
Theo học Chip Design sau thời gian dài rời xa ghế nhà trường, tân sinh viên FPT Jetking cũng gặp không ít khó khăn với những kiến thức hoàn toàn mới, môi trường học cũng khác biệt so với thời học đại học. Thành Trung bộc bạch: “Tương lai thật khó nói trước, nhưng em luôn mong muốn mình sớm có một công việc ổn định, sở hữu lương nghìn đô và có thể vào Đà Nẵng một nơi cũng khá phát triển về lĩnh vực vi mạch để làm việc”.
“Mức lương của kỹ sư thiết kế chip bán dẫn tại Việt Nam có cao hơn những ngành khác nhưng vẫn thấp hơn so với các nước phát triển như Mỹ. Mức lương của kỹ sư thiết kế chip bán dẫn tại Mỹ là 100.000 – 300.000 USD/năm. Tại Việt Nam, lương kỹ sư ngành này vào khoảng 10.000 – 100.000 USD/năm tùy vào kinh nghiệm. Sinh viên mới ra trường thường đã có mức lương khởi điểm khoảng 10.000 USD/năm, chưa kể thưởng”, ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng giám đốc Công ty CoAsia SEMI Vietnam chia sẻ tại “Tọa đàm Thiết kế Chip bán dẫn: Cơ hội mới – Tương lai mới” do FPT Jetking phối hợp cùng NIC tổ chức.
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội với ngành học mới như Thiết kế vi mạch bán dẫn, đừng quên liên hệ FPT Jetking để được hỗ trợ thông tin đầy đủ về chương trình học nhé!