Quản trị mạng là một hành trình hấp dẫn và đầy thách thức đối với những ai đam mê khám phá thế giới phức tạp của công nghệ thông tin. Trong bối cảnh mạng máy tính ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn, việc hiểu biết và nắm vững kiến thức về hệ thống mạng không chỉ là một ưu điểm mà còn là một yêu cầu thiết yếu để thành công trong ngành công nghiệp. Vậy thì quản trị mạng hay nói rõ hơn là quản trị hệ thống mạng là gì, những cơ hội công việc như thế nào trong thế giới hiện nay.
Quản trị mạng là gì?
Quản trị mạng là công việc quản lý hệ thống, cấu hình và duy trì hệ thống mạng máy tính như máy chủ, router, switch, firewall và một số các thiết bị khác. Ngoài ra quản trị mạng còn giám sát và điều chỉnh hoạt động mạng thường xuyên để đảm bảo hiệu suất cũng như sự an toàn của hệ thống.
Công việc của một nhân viên quản trị hệ thống mạng
Nếu bạn đang có thắc mắc về công việc của một nhân viên quản trị hệ thống mạng bao gồm những công việc gì thì thực tế, các công việc của họ như sau:
-
Xây dựng và duy trì hạ tầng của hệ thống mạng: Tạo ra và duy trì hệ thống mạng máy tính như máy chủ, router, switch, firewall và một số các thiết bị khác.
-
Bảo mật mạng: Triển khai các biện pháp bảo mật hệ thống mạng, phòng chống sự tấn công của Virus, malware, và hacker. Cài đặt và thiết lập các chính sách bảo mật như Firewall, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS, IPS).
-
Quản lý tài nguyên mạng: Quản lý các tài nguyên mạng như IP, băng thông và các thiết bị mạng được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra cần phải lập kế hoạch và quản lý việc mở rộng tài nguyên khi cần thiết.
-
Sao lưu và khôi phục: Xây dựng các chiến lược sao lưu dữ liệu định kỳ để đảm bảo dữ liệu quan trọng luôn được quản lý và bảo vệ.
-
Hỗ trợ người dùng: Giải quyết các vấn đề kỹ thuật và hỗ trợ người dùng trong việc kết nối và sử dụng mạng một cách an toàn. Hướng dẫn và đào tạo người dùng sử dụng mạng một các hợp lý và hiệu quả.
-
Cập nhật và bảo trì: Thường xuyên kiểm tra định kỳ các hệ thống mạng cũng như các chính sách bảo mật của hệ thống như Firewall, các phần mềm bảo vệ hệ thống,… để chúng luông được hoạt động ở trạng thái cao nhất.
-
Báo cáo tài liệu: Xem xét và theo dõi các chỉ số cấu hình, thay đổi, các sự cố liên quan đến mạng. Báo cáo các tình trạng về mạng và hiệu suất cho các bên liên quan.
Ngành quản trị mạng cần phải học những gì?
Ngành quản trị mạng đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao, một số đặc điểm có giá trị mà quản trị viên mạng giỏi cần sở hữu:
-
Nắm rõ kiến thức cơ bản về mạng: Các kiến thức về cấu trúc và hoạt động của máy tính, các giao thức mạng như http, ftp, TCP/IP,… và hiểu rõ về mô hình OSI và cách thức hoạt động của các tầng mạng.
-
Thiết lập và quản lý mạng: Kiến thức về các thiết bị mạng như Router, Switch, Firewall. Cách thiết lập và quản lý mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN).
-
Bảo mật mạng: Kiến thức về bảo mật mạng, phát hiện và phòng chống xâm nhập, sử dụng các phần mềm như Firewall và thiết lập mạng riêng ảo (VNP) để bảo vệ dữ liệu, cách thức mã hóa dữ liệu.
-
Kỹ năng và công cụ: Quản lý các hệ điều hành phổ biến như Windows Server, Linux,.. Kỹ năng phát hiện và khắc phục sự cố mạng và sử dụng các công cụ như Wireshark, Nagios, SolarWinds.
-
Kỹ năng mềm: Cuối cùng là các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện,… Thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về ngành.
Khóa học quản trị mạng tại FPT JETKING
Khóa học Quản trị hệ thống mạng tại FPT Jetking sẽ diễn ra trong 2 năm, tương ứng với 4 học kỳ. Tại trường mỗi sinh viên sẽ được học cách kỹ năng chuyên sâu của ngành. Khác với nhiều cơ sở đào tạo cùng ngành, sinh viên trường FPT Jetking sẽ được thường xuyên gặp mặt những chuyên gia trong lĩnh vực tại các buổi học và đi trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp.
Học kỳ 1: Quản trị và bảo mật mạng
Tại học kỳ 1 của chương trình các sinh viên của trường sẽ được dạy các kiến thức liên quan đến hệ thống mạng. Các nội dung chương trình học sẽ chuyên đào sâu vào các kiến thức như:
-
Thiết kế, triển khai, quản trị và bảo mật hệ thống mạng doanh nghiệp.
-
Tự động hóa trong việc vận hành và quản trị mạng.
-
Quản trị Microsoft 365 cho DN vừa và nhỏ.
-
Bảo mật mạng dưới góc nhìn của Hacker mũ trắng.
Học kỳ 2: Quản trị và bảo mật hệ thống
Ở học kỳ 2 sinh viên sẽ được tìm hiểu về cách thức quản lí và bảo mật hệ thống cho mình, các kiến thức cần thiết để có thể bảo vệ được các thông tin cũng như dữ liệu một cách tốt nhất.
-
Thiết kế, triển khai, quản trị và bảo mật hệ thống máy chủ dịch vụ trên nền tảng RHEL9 và Windows Server 2022.
-
Ảo hóa hạ tầng CNTT thông qua các giải pháp của VMWare.
-
Xây dựng hệ thống giám sát ATTT cho doanh nghiệp.
Học kỳ 3: Quản trị và bảo mật đám mây
Tại kỳ học này sinh viên sẽ học được những kiến thức chuyên sâu để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh và bảo mật mạng.
-
Thiết kế, triển khai, vận hành và bảo mật hạ tầng, dịch vụ đám mây trên nền tảng Microsoft Azure.
-
Triển khai hạ tầng đám mây lai và tự động hóa.
-
Bảo mật cho môi trường đa đám mây.
Học kỳ 4: Vận hành đám mây và Quản trị an toàn thông tin.
Cuối cùng, học kỳ 4 của chương trình đào tạo tại trường FPT Jetking các sinh viên sẽ trải nghiệm thực tế qua dự án của bản thân bảo vệ trước các chuyên gia của trường để hoàn thành quá trình học và tiếp bước trở thành một chuyên gia về lĩnh vực an ninh mạng.
-
Đánh giá mức độ bảo mật của DN.
-
Kỹ năng phân tích mã độc.
-
Điều tra các sự cố ATTT.
-
Bảo mật và săn lỗ hổng của ứng dụng Web.
-
Kỹ năng tìm kiếm lỗ hổng thông qua Capture-the-Flag.
Sau quá trình học tại Quản trị hệ thống mạng các bạn sẽ nắm chắc được các kiến thức và nền tảng của một người chuyên viên hệ thống mạng. Đặc biệt khi học xong chương trình học tại FPT Jetking, các sinh viên có cơ hội việc làm ngay khi ra trường. Bạn có thể đăng kí tư vấn tại đây.
Cơ hội việc làm quản trị mạng trong thời đại 4.0
Ở thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh nhất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành Quản trị mạng ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Do đó nhu cầu tuyển dụng về ngành nghề được mở rộng, cụ thể như sau:
Công việc
-
Đối với doanh nghiệp lớn: Bởi vì hệ thống mạng của các doanh nghiệp lớn có tính phức tạp và đòi hỏi sự chuyên sâu về lĩnh vực. Công việc tại đây bạn có thể phụ trách quản lý hạ tầng mạng, bảo mật, dịch vụ mạng và hỗ trợ các công việc khác. Các vị trí tương ứng gồm quản lý mạng, quản lý bảo mật, chuyên viên mạng và hỗ trợ kỹ thuật.
-
Đối với doanh nghiệp nhỏ: Ở quy mô vừa và nhỏ, bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như khắc phục sự cố, bảo mật hệ thống, hỗ trợ người dùng và đề xuất mua các thiết bị phù hợp.
Mức lương
Mức lương của một nhân viên quản trị mạng thường dao động khoảng 70.000 USD/ năm, tương đương khoảng 1.8 tỷ VND. Mức lương thực tế có thể khác nhau tùy thuộc vào năng lực và chức vụ và kinh nghiệm của mỗi người.
Cuối cùng, việc THAM GIA vào khóa học quản trị mạng không chỉ là một cơ hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà còn là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho một hành trình đầy thú vị và đầy tiềm năng!
Tại FPT Jetking đang mở khóa học Quản trị an ninh mạng và đám mây đào tạo trong 4 học kỳ tương ứng 2 năm, có 3 ca học sáng, chiều, tối. Phù hợp với ai đang là học sinh, sinh viên, người đi làm muốn nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ và kỹ thuật phát triển như hiện nay. Nếu bạn hứng thú với khóa học này vui lòng liên hệ FPT Jetking, để bên mình tư vấn cho bạn sớm nhất có thể nhé!