Làm sao để học tốt ngành thiết kế chip bán dẫn?

lam-sao-de-hoc-tot-nganh-thiet-ke-chip
Làm sao để học tốt ngành thiết kế chip là thắc mắc của khá nhiều bạn trẻ khi lựa chọn ngành học này. Đây là một ngành học đòi hỏi bạn phải chủ động tìm kiếm các cơ hội để trau dồi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Vậy bạn nên làm gì khi còn đang đi học? FPT Jetking sẽ giải đáp toàn bộ trong bài viết dưới đây.
  1. Lộ trình học tập rõ ràng
Làm sao để học tốt ngành thiết kế chip thì việc đầu tiên bạn nên làm là vạch ra cho bản thân một lộ trình học tập rõ ràng với những giai đoạn có mục tiêu cụ thể khác nhau. Bắt đầu xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Thêm vào đó, bạn còn phải học các công cụ liên quan đến ngành thiết kế chip như: công cụ thiết kế vi mạch EDA, mô tả phần cứng HDL,…
Lưu ý rằng mỗi giai đoạn, bạn nên học những kiến thức và thực hành các công cụ từ đơn giản đến phức tạp. Việc phân chia lộ trình học tập một cách logic, hợp lý sẽ giúp bạn có kết quả học thành công hơn. Nếu bạn tham gia các khóa học ngành thiết kế chip tại các đơn vị đào tạo, bạn sẽ không phải bận tâm đến vấn đề này vì lộ trình học tập của bạn đã được xây dựng sẵn.
  1. Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc
Nếu bạn có nền tảng kiến thức về môn Toán và Vật Lý khi học THPT sẽ là một lợi thế để bạn có thể học ngành thiết kế chip dễ dàng hơn. Một số kiến thức bạn nên nắm chắc về môn Vật Lý: hiểu được đại lượng điện, nhận dạng các linh kiện điện tử, khái niệm và cấu tạo chất bán dẫn,…; môn Toán học: hiểu về xác suất thống kê, đại số tuyến tính, các phương trình vi phân,…
Ngoài ra, các kiến thức về mạch điện, cổng Logic, Flip-Flop, kỹ thuật truyền thông trong mạch điện, cấu trúc dữ liệu phân cấp và nguyên tắc thiết kế, hệ thống SoC, phân tích, thiết kế hệ thống vi xử lý và vi điều khiển,… là những kiến thức bắt buộc bạn phải bổ sung để hiểu được quy trình thiết kế chip.
  1. Học các ngôn ngữ lập trình và công cụ thiết kế
Ngoài những kiến thức nền tảng trên, việc học các ngôn ngữ lập trình và các công cụ về thiết kế chip là điều cũng cực kỳ quan trọng trong ngành thiết kế chip.
Công cụ thiết kế vi mạch EDA (Electronic Design Automation):
  • Synopsis Design Compiler: Giúp tổng hợp mạch số từ mô tả HDL.
  • Cadence Virtuoso: Sử dụng để thiết kế và kiểm tra các mạch tích hợp (IC).
  • Mentor Graphics: Sử dụng công cụ khác nhau trong bộ Mentor Graphics để thiết kế và kiểm tra chip.
Ngôn ngữ lập trình:
  • Ngôn ngữ lập trình C/C++: Lập trình cấu trúc và hướng đối tượng, cung cấp công cụ mạnh mẽ hơn để phát triển các ứng dụng phức tạp và dễ bảo trì.
  • Python: Ngôn ngữ lập trình cấp cao, thông dịch và đa mục đích, ưu điểm dễ đọc của mã nguồn giúp lập trình viên viết mã một cách dễ dàng và hiệu quả.
Mô tả phần cứng HDL:
  • Verilog và VHDL: Học cách viết và kiểm tra code HDL để mô tả các mạch số.
  • SystemVerilog: Thiết kế và kiểm tra các hệ thống phức tạp.
Phần mềm mô hình 3D
  • Solid Works: Tính năng hỗ trợ việc tạo mô hình 3D, thiết kế, phân tích và quản lý dữ liệu kỹ thuật, lập trình và phát triển thuật toán.
  • AutoCAD: Dùng tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết trong không gian 3D, tự động hóa và tùy chỉnh, quản lý và chia sẻ dữ liệu thiết kế và chia sẻ tệp dễ dàng.
Phần mềm thiết kế cấp hệ thống
  • MATLAB: Để phân tích dữ liệu, phát triển thuật toán, mô phỏng và mô hình hóa.
  • Simulink: Sử dụng để mô hình hóa, mô phỏng và phân tích các hệ thống động lực học, thiết kế hệ thống điều khiển, tạo mã tự động, phân tích và tối ưu hóa.
  1. Dành nhiều thời gian để thực hành
Làm sao để học tốt ngành thiết kế chip thì việc thực hành sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và cọ xát với môi trường thực tế trong ngành thiết kế chip. Thực hành các bằng cách sau:
  • Bản thân khám phá và tự thực hành.
  • Thực hành trong các môn học dưới sự hướng dẫn của giảng viên trên lớp.
  • Đăng ký tham gia các khóa học online ngắn hạn đào tạo về thiết kế chip.
  • Tham gia các câu lạc bộ, dự án do trường hay các tổ chức uy tín tổ chức liên quan đến thiết kế chip.
  1. Tham gia các hoạt động, sự kiện liên quan
Ngoài tất cả những điều cần làm được nêu trên thì để trả lời cho thắc mắc “Làm sao để học tốt ngành thiết kế chip?” thì bạn còn cần phải tham gia các hoạt động, sự kiện, workshop do trường hay các đơn vị uy tín tổ chức để trau nhiều thêm nhiều kiến thức, giúp tạo dựng các mối quan hệ với những người cùng chung mối quan tâm đến thiết kế chip. Điều đó sẽ tiếp thêm cho bạn nhiều động lực để cố gắng để tiếp tục theo đuổi ngành thiết kế chip.
  1. Luôn cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất
Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời đại 4.0, việc cập nhật các xu hướng hiện hành và khả năng áp dụng các công nghệ mới như AI, IoT, Big data vào thiết kế là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, ngành công nghệ bán dẫn liên tục phát triển với những tiến bộ vượt bậc đòi hỏi sinh viên hay người làm việc cần cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất để không bị tụt hậu về sau.
Nhìn chung, FPT Jetking sẽ đáp ứng đầy đủ những điều cần làm được nêu trên trong khóa học Thiết kế vi mạch bán dẫn. Với môi trường học tập đầy năng động, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, lộ trình học tập rõ ràng, chương trình đào tạo hiện đại, 70% thời lượng thực hành,.. FPT Jetking hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm học tập bổ ích và thú vị tại đây. Ngoài ra, đơn vị còn có các câu lạc bộ và thường xuyên tổ chức các hoạt động Talkshow, Workshop liên quan đến ngành thiết kế chip giúp cho các bạn trẻ tự tin giao tiếp, mở rộng kiến thức và có những trải nghiệm thực tế. Đặc biệt sau khóa học, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp lớn như tập đoàn FPT.
Cuối cùng, giải đáp cho thắc mắc làm sao để học tốt ngành thiết kế chip là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các bạn trẻ hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên của FPT Jetking sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những việc nên làm khi học thiết kế chip. Chúc bạn đạt được kết quả học tập thật tốt!
đánh giá