IC Là Gì? Có Những Loại Nào và Công Dụng Ra Sao

IC là gì phân loại và công dụng

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng IC là gì mà không thể thiếu trong một bộ mạch điện tử không? Để giúp bạn có thể hiểu được IC được cấu tạo như thế nào, công dụng ra sao và thường có những loại nào. Trong bài viết này, FPT Jetking tổng hợp các thông tin và chia sẽ để giúp bạn biết được IC là gì. Đừng bỏ lỡ và hãy đọc qua bài viết này để biết thông tin quan trọng này nhé!

IC là gì?

Khái niệm:

IC viết tắt của Integrated Circuit hay có tên gọi khác là chip, vi mạch tích hợp hoặc chip điện tử. Hay nói tóm gọi IC là tập hợp của nhiều linh kiện bán dẫn và linh kiện thụ động.

IC là gì?
IC là gì?

Cấu tạo của IC

Một IC cơ bản được cấu tạo từ 3 bộ phần chính, cụ thể là:

  • Vỏ chip (cover): Được làm từ các vật liệu có tính chất cách điện như nhựa, thủy tinh,… Đây là phần bao bọc bên ngoài với mục đích bảo vệ lõi bên trong. Chức năng chính là cố định lõi, các dây dẫn và các chân lõi.
  • Lõi (core/die): là vi mạch điện tử gồm có phần thụ động (tụ điện, điện trở và cuộn cảm) hoặc tích cực (diodé, PMOS, NMOS,…) có thể có cả hai.
  • Chân (pin/lead): là vật liệu dẫn điện thường được làm bằng vàng. Chúng được nối đến phần lõi bằng những dây có thể dẫn điện (BOND WIRE).
Cấu tạo của Chip
Cấu tạo của Chip

Phân loại IC hiện nay

Phân loại IC theo xử lý tính hiệu:

  • IC số (Digital IC): Chức năng xử lý các tín hiệu rời rạc dựa vào mức độ logic.
  • IC tương tự (Analog IC): Xử lý các tính hiệu dựa trên tần số, dòng điện, điện áp,… IC thường là chip hay mạch khuếch đại thuật toán OP-AMP.
  • IC hỗn hợp (Mixed-signal IC): Là vi mạch tích hợp xử lý tín hiệu số và tín hiệu tương tự.

Phân loại IC theo số lượng Transistor/CMOS/số cổng có trong vi mạch

Theo số lượng Transistor/CMOS/số cổng có trong vi mạch sẽ bao gồm những nhóm:

  • SSI (Small Scale Integration): Là IC mật độ tích hợp thấp, các vi mạch tổng hợp có chứa khoảng một vài đến vài chục transistor.
  • MSI (Medium Scale Integration): Là IC mật độ tích hợp trung bình có các chip chứa khoảng vài trăm transistor.
  • LSI (Large Scale Integration): Là IC mật độ tích hợp cao, các chip chứa khoảng vài nghìn transistor.
  • VLSI (Very Large Scale Integration): Là IC mật độ tích hợp rất cao và chứa khoảng vài chục nghìn transistor.
  • ULSI (Ultra Large Scale Integration): Là IC mật độ tích hợp siêu cao, chứa tới khoảng vài triệu transistor.
  • GSI (Giant Scale Integration): Là IC mật độ tích hợp cực cao bởi chứa tới khoảng văn trăm triệu transistor và hơn thế nữa.

Phân loại IC theo mức độ tích hợp

Dựa vào các tiêu chí của mức độ tích hợp, các loại IC được chia thành các loại: SSI, MSI, ULSI, ULSI, LSI, hay VLSI (ROM, RAM, GPU, PLA, CPU,…) tương tự như transistor.

Phân loại IC theo công dụng trong mạch

Phân loại theo công dụng trong mạch IC được chia thành các loại như sau:
  • CPU là bộ vi xử lý của máy tính.
  • Memory là bộ nhớ lưu trữ.
  • Công nghệ RFID giám sát trong khóa cửa điện tử có khả năng chống trộm cao cấp.
  • ASIC điều khiển các lò nướng bánh, xe hơi, máy giặt,…
  • ASSP là sản phẩm tiêu chuẩn dùng để ứng dụng cụ thể.
  • IC cảm biến quá trình.
  • IC công suất dùng để xử lý các dòng điện áp lớn.
  • ADC và DAC chuyển đổi từ analog sang digital và ngược lại.
  • System-on-a-chip (SoC): Hệ thống của một con chip.

Phân loại IC theo công nghệ chế tạo

Bên cạnh những cách phân loại theo các tiêu chí trên, nếu dựa vào tiêu chí công nghệ chế tạo, người ta chia IC ra làm 3 loại như sau:
  • Monolithic: Các phần tử được đặt lên trên cùng của một phần nền vật liệu bán dẫn đơn tinh thể.
  • Mạch màng mỏng: Sản xuất vô cùng chi tiết nên thường được ứng dụng trong sản xuất màn hình phẳng.
  • Mạch dày kết hợp cùng với chip.

Công dụng của IC

Ngày nay, IC có vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hầu hết các thiết bị điện tử đều hoạt động được nhờ vào IC. Một số ví dụ thực tế như:

  • Bộ xử lý trong CPU của máy tính
  • Làm bộ nhớ lưu trữ giúp giám sát khóa cửa điện tử có khả năng chống trộm.
  • Có mặt trong các thiết bị dân dụng như máy giặt, tivi, điều khiển lò nướng, xe máy, xe hơi,…
  • Ứng dụng trong các loại máy cắt dây CNC, máy phay, máy tiện,…
Công dụng của IC trong cuộc sống
Công dụng của IC trong cuộc sống

Chương trình đào tạo tại FPT Jetking

Chương trình đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tại FPT Jetking diễn ra trong vòng 2 năm. Tại đây các sinh viên được phổ cập kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực. Ngoài ra chương trình đào tạo FPT Jetking thường xuyên cho sinh viên trải nghiệm thực tế ứng với ngành nghề và công việc, cuối những kỳ học sinh viên hoàn thành đồ án môn học để nắm chắc kiến thức và công việc. Ngay sau khi hoàn thành mỗi kỳ học sinh viên được cấp chứng chỉ tương ứng và có thể đi làm ngay.
Với sự phát triển không ngừng của ngành thiết kế vi mạch, đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình. Theo dõi FPT Jetking để cập nhật nhiều thông tin kiến thức hữu ích!