Liệu rằng học thiết kế vi mạch có khó không? Cần chuẩn bị gì khi học thiết kế vi mạch? Học thiết kế vi mạch là học những gì?…. Nếu đó đúng những gì bạn quan tâm thì bài viết này dành cho bạn, với mong muốn giúp bạn tự tin và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình sắp tới, FPT Jetking chia sẻ 5 điều mà mọi tân sinh viên học thiết kế vi mạch cần biết.
Học thiết kế vi mạch có khó không?
Thực tế thì học thiết kế vi mạch khó hơn so với ngành công nghệ thông tin thông thường vì khi học CNTT bạn sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu trực tuyến, khóa học miễn phí và cộng đồng hỗ trợ. Trong khi đó thiết kế chip một phần là một ngành mới tại Việt Nam chưa có nhiều nơi đào tạo, các nguồn tài liệu trực tuyến chuyên sâu không nhiều như CNTT. Đó là thách thức cũng là cơ hội cho những sinh viên học thiết kế vi mạch vì tích chất chuyên biệt và khó thay thế của ngành này mang lại.
Tổng quan kiến thức ngành thiết kế vi mạch
Khi bắt đầu học một chuyên ngành mới hoàn toàn việc nắm được bức tranh tổng quan kiến thức và lộ trình học tập sẽ giúp bạn có định hướng và thực hiện mục tiêu của mình một cách chủ động. Và dưới đây là các kiến thức bao phủ nhiều khía cạnh từ lý thuyết mạch điện, thiết kế phần cứng đến lập trình phần mềm mô phỏng và kiểm tra vi mạch được tham khảo từ khóa học thiết kế vi mạch tại FPT Jetking.
Kết thúc học kỳ 1: Ở học kỳ đầu tiên bạn sẽ nhận được kiến thức nền tảng nhất bao gồm
- Hiểu đại lượng điện và nhận dạng linh kiện điện tử
- Cấu trúc chất bán dẫn và các linh kiện được chế tạo từ chất bán dẫn
- Hiểu mạch điện, cổng Logic, Flip-Flop và bộ nhớ ROM, RAM
- Phân tích cấu trúc mạch số và mạch hỗn hợp
- Phân tích, thiết kế hệ thống vi xử lý và vi điều khiển
- Lập trình ứng dụng vi điều khiển với C/C++
Kết thúc học kỳ 2: Bạn sẽ hiểu được
- Hiểu kỹ thuật truyền thông trong mạch điện
- Hiểu mạch tuyến tính và mạch số
- Phân tích kỹ thuật CMOS và ứng dụng
- Phân tích mạch kết hợp: Analog và Digital
- Giải thích chi tiết quy trình thiết kế vi mạch từ khi bắt đầu mô tả chức năng đến khi ra sản phẩm mẫu
Kết thúc học kỳ 3: Bạn sẽ hiểu được
- Hiểu cấu trúc dữ liệu phân cấp và nguyên tắc thiết kế
- Sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế vi mạch (Synopsis, Cadence, Mentor Graphics, …)
- Phát triển thiết kế RTL code với Verilog và VHDL
- Hiểu mô phỏng, kiểm tra, gỡ lỗi và tổng hợp
- Phát triển thiết kế vật lý và thiết kế kiểm thử
Kết thúc học kỳ 4: Bạn sẽ hiểu được
- Hiểu hệ thống SoC
- Quy trình thiết kế Chip ASIC, FPGA với SystemVerilog
- Phát triển thiết kế kiểm tra sản phẩm mẫu
- Phương pháp tối ưu hóa thiết kế
- Tích hợp công nghệ mới: AI, MI, Wireless, IoT, Cloud
- Phân tích dữ liệu và báo cáo sử dụng Python, Perl & TCL
Hãy tham khảo khóa học thiết kế vi mạch của FPT Jetking, để biết thêm chi tiết những môn học bạn sẽ học và những kỹ năng đạt được sau mỗi học kỳ nhé.
Cần đầu tư thiết bị gì khi học thiết kế vi mạch?
Để chủ động trong việc học và nghiên cứu bạn chỉ cần đầu tư một máy tính xách tay hoặc PC cấu hình cao để có thể chạy các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Cadence, Synopsys, và Mentor Graphics. Ngoài ra, bạn không cần mua thêm thiết bị phần cứng khác, bởi vì trường là nơi đào tạo sẽ tạo điều kiện để bạn thực hành, nên bạn không cần phải lo lắng nhiều về việc chỉ học lý thuyết suông mà không có cơ hội thực hành, hay tốn nhiều chi phí khi đi học.
Ngôn ngữ lập trình trọng tâm khi học thiết kế vi mạch là gì?
Ngôn ngữ lập trình là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế vi mạch. Để có thể làm việc với các hệ thống vi mạch, bạn cần nắm vững các ngôn ngữ trọng tâm mô tả phần cứng như:
- JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay và là ngôn ngữ lập trình cao cấp. Hiện nay có hơn 97,8% các trang web đang sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript để triển khai trang web phía máy chủ và cả các ứng dụng không phải trình duyệt web. Vì sự linh hoạt nên nó có nhu cầu cao trong các tổ chức.
- Java cũng là một trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến để học nhất hiện nay. Nó là ngôn ngữ lập trình ưa thích của Google dành cho Android, sau Kotlin. Theo thống kế thì hiện có hơn 3 tỷ thiết bị đang chạy các ứng dụng được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Java.
- C và C++ là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất. C dành cho lập trình hệ thống, thiết bị nhúng và nhân hệ điều hành, nhưng chúng ta có thể sử dụng cả hai để phát triển ứng dụng. C ++ chủ yếu dành cho phần mềm nặng về đồ họa như trò chơi.
Những kỹ năng tân sinh viên thiết kế vi mạch cần có
- Sự đam mê và kiên trì: Ngành vi mạch đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian đầu tư lớn, do đó niềm đam mê và sự kiên trì sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách và tiến bộ trong quá trình học tập và làm việc.
- Năng động và sáng tạo: Khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề là yếu tố then chốt để việc thiết kế các giải pháp vi mạch hiệu quả và đột phá.
- Không ngừng học hỏi: Công nghệ luôn phát triển không ngừng, do đó, việc cập nhật kiến thức mới và sẵn sàng học hỏi sẽ giúp bạn bắt kịp xu hướng và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Thiết kế vi mạch thường yêu cầu sự hợp tác giữa nhiều bộ phận và chuyên gia, do đó khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng.
- Quản lý thời gian: Biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành các dự án đúng hạn và đảm bảo chất lượng học tập.
Những kỹ năng này ai cũng biết đến nhưng không phải ai cũng có được và đây chính là phần “trang sức” giúp bạn trở nên khác biệt so với những người học thiết kế vi mạch ngoài kia.
Thông tin khóa học tại FPT Jetking
Thiết kế vi mạch là một chương trình học còn mới và chưa có nhiều trường đào tạo tại Việt Nam đây là thách thức và cũng là cơ hội to lớn cho bạn – một tân sinh viên ngành thiết kế vi mạch. Học thiết kế vi mạch tại FPT Jetking, bạn sẽ nhận được những lợi thế trong sự nghiệp sau này mà ít ai có thể cung cấp được. Hãy đăng ký ngay hôm nay và nếu bạn còn băn khoăn bất cứ điều gì hay mọi liên hệ với chúng tôi.
- Địa chỉ: Số 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
- Hotline: 0911789450
- Website: https://jetking.fpt.edu.vn/
Hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào tự tin hơn trong hành trình phía trước. Chúc bạn vững bước và thành công trong hành trình học tập của mình. Hãy theo dõi FPT Jetking để nhận được nhiều thông tin bổ ích về công nghệ và giáo dục nhé!