Trong bối cảnh Việt Nam trở thành điểm sáng trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. FPT Jetking, đơn vị tiên phong trong đào tạo thiết kế vi mạch, tự hào chia sẻ hành trình của sinh viên Lê Huy Vũ – từ niềm đam mê máy tính đến hành trình dấn thân nghề Chip đầy hứa hẹn.
Chiếc máy tính bàn – Khởi đầu hành trình “dấn thân nghề Chip”
Từ những điều quen thuộc nhất, anh Vũ tìm thấy đam mê của bản thân từ việc tìm tòi nguyên do cái máy tính bàn vì sao lại chạy rất chậm, hay thỉnh thoảng còn bị đơ. Anh đã tìm được câu trả lời không chỉ là cách để nâng cấp cho chiếc máy tính mà đây cũng là điểm khởi đầu trong chặng đường đưa anh đến với ngành thiết kế vi mạch.
Anh chia sẻ: “Tôi chọn lĩnh vực vi mạch này vì có đam mê về công nghệ và nhất là đam mê về máy tính. Từ thời 2000-2001 (hệ điều hành Microsoft ME), thời đó tôi còn là sinh viên và anh họ mua dùm cho tôi cái máy tính để bàn đầu tiên, nó chạy rất chậm và hay bị treo máy vì virus. Tôi mới lên mạng tìm hiểu làm sao để nâng cấp cho máy chạy tốt hơn. Tôi thay RAM, HD và khi cầm con chip Celeron (700MHZ) nó có nhiều chân điện, tôi thấy khá thích thú. Tôi học cách format ổ đĩa rồi install tất cả các hệ điều hành window 98, window me, vista. Lúc đó nghiện tìm tòi và thích chơi máy tính lắm.Con chip lúc đó tôi thấy nó ngộ, mới nhìn thấy nó lần đầu tiên khi tôi tập thay và nâng cấp CPU.”
Với tầm nhìn về một thị trường chip đầy tiềm năng, anh cũng bày tỏ thêm về lý do quyết định dấn mình vào ngành này dù chưa có nhiều nền tảng: “Thiết kế vi mạch không chỉ dừng lại ở điện tử tiêu dùng mà nó đã có nhiều ứng dụng khác nhau như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, y tế số và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Với đà phát triển và sự khan hiếm nguồn nhân lực về chế tạo chip như hiện nay, thì có thể trong 5-10 năm nữa, Việt Nam sẽ bùng nổ về thị trường chip, sẽ cần rất nhiều nhân lực để đáp ứng được nhu cầu chế tạo và phát triển chip trong tương lai. Tôi thấy chip sẽ có nhiều tiềm năng phát triển ở Việt Nam nên tôi quyết định dấn thân vào ngành chip.”
Hành trình dấn thân của anh Vũ không chỉ là một câu chuyện cá nhân về đam mê và sự kiên trì, mà đó còn là hiện diện cho sức mạnh của khát vọng và tầm nhìn, hướng đến những mục tiêu lâu dài.
Hành trình vạn dặm luôn bắt đầu từ những bước chân nhỏ bé
Bản thân là kỹ sư kết cấu xây dựng nên anh Vũ hầu như chưa có nhiều kiến thức về vi mạch, phần lớn kiến thức của anh là những nguyên lý cơ bản về điện tử được học trong các khóa đại cương.
Với một người hoàn toàn không có “vốn liếng” về lập trình, anh chia sẻ khi học tại FPT Jetking anh có cơ hội để được tiếp xúc với các ngôn ngữ lập trình hay được học bài bản hơn về điện tử: “Kiến thức lập trình và Ngôn ngữ lập trình tôi không có, nhưng ở Học kỳ 1 này, thấy trường tạo điều kiện cho tôi ôn lại kiến thức điện và dạy cho tôi biết thêm ngôn ngữ lập trình C/C++. Đây là một đòn bẩy rất tốt với những người chưa có nền tảng như tôi”.
Kỳ vọng công nghệ chip sẽ có phát triển hơn nữa
Đại dịch covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn trong các ngành sản xuất, và ngành sản xuất chip cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đó. Sự thiếu hụt chip đã dẫn đến tình trạng khan hiếm xe hơi, và dự kiến, vấn đề này sẽ còn tiếp tục gây ra nhiều khó khăn. Chip không chỉ quan trọng trong ngành ô tô mà còn có tiềm năng ứng dụng rộng rãi, hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh mẽ.
Về vấn đề này, anh Vũ kỳ vọng: “Sau đại dịch, sự thiếu hụt chip đã trở nên nghiêm trọng. Giá xe hơi tăng vì không đủ xe để bán, và nguyên nhân chính là do thiếu chip. Trong tương lai, chip sẽ trở nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực như tivi, máy tính, điện thoại, đồng hồ thông minh… và thậm chí có thể được ứng dụng trong y tế, như việc gắn chip vào cơ thể người để theo dõi sức khỏe. Do đó, tôi tin rằng ngành công nghệ chip sẽ tiếp tục phát triển không ngừng trong thời gian tới.”
Anh Vũ chắc chắn sẽ là một điển hình trong việc nuôi dưỡng khát vọng cao đẹp, dám dấn thân vào “tâm bão” và có những hoạch định để biến những lý tưởng của mình trở thành hiện thực. Anh cũng bày tỏ khát vọng bản thân được gắn liền với sứ mệnh cống hiến cho đất nước, để đất nước ta có những bước đột phá, phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường bán dẫn quốc tế.
Anh Vũ hay tất thảy những sinh viên đầu tiên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế tại FPT Jetking với vai trò tiên phong, quan trọng, thắp lên những đốm lửa đổi mới. Họ sẽ là những người đặt nền tảng cho phát triển, khai mở những tiềm năng, tạo ra những đột phá không chỉ trong ngành vi mạch mà còn những sứ mệnh lớn lao cho đất nước phồn vinh. Theo dõi FPT Jetking để biết thêm hành trình tiên phong với những chân dung dấn thân vào ngành Thiết kế vi mạch trong tương lai nhé!