Cloud Server Engineer: Xây dựng và quản lý máy chủ đám mây

Cloud-Server-Engineer
Kỹ sư điện toán đám mây (Cloud Server Engineer) là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này ngày càng tăng cao, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội phát triển cho những ai đam mê lĩnh vực công nghệ.

Kỹ sư điện toán đám mây (Cloud Server Engineer) là gì ?

ky-su-dien-toan-dam-may-la-gi
Kỹ sư điện toán đám mây là gì?
Cloud Server Engineer người chịu trách nhiệm đánh giá cơ sở hạ tầng công nghệ của tổ chức và truyền tải các chức năng và quy trình nhất định sang cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây. Qua đó, họ bảo quản và duy trì tính bảo mật và bí mật của cơ sở dữ liệu kỹ thuật số cho công ty, tổ chức hoặc cá nhân nào đó.

Công việc của một kỹ sư Cloud Server gồm những gì ?

Kỹ sư điện toán đám mây đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đám mây tùy chỉnh, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng tổ chức. Họ không chỉ tập trung vào việc thiết kế cơ sở hạ tầng đám mây mạnh mẽ, mà còn xây dựng các môi trường ảo hóa linh hoạt và cấu hình tài nguyên mạng để tối ưu hiệu suất hoạt động.
Nhiệm vụ tiếp theo của Cloud Server Engineer là bảo trì và quản lý hệ thống đám mây, đảm bảo hoạt động luôn ổn định và hiệu quả. Họ thường giám sát, tối ưu hóa tài nguyên đám mây và điều chỉnh quy mô hệ thống linh hoạt theo nhu cầu thực tế, đồng thời tập trung vào việc triển khai các biện pháp bảo mật chặt chẽ để bảo vệ hệ thống khỏi các nguy cơ an ninh mạng.
Cuối cùng, kỹ sư điện toán đám mây đóng vai trò là cầu nối giữa các bộ phận trong tổ chức và người dùng, hỗ trợ tư vấn, giải đáp về kỹ thuật và cung cấp giải pháp cụ thể để tận dụng tối đa tiềm năng của đám mây. Họ không ngừng tìm kiếm và áp dụng các đột phá công nghệ mới nhất để nâng cao hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống đám mây, đảm bảo rằng doanh nghiệp có được một nền tảng công nghệ vững chắc, linh hoạt và tiên tiến.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư Cloud chuyên nghiệp

ky-nang-de-tro-thanh-ky-su-dien-toan-dam-may
Những kỹ năng để trở thành kỹ sư điện toán đám mây
  1. Kiến thức về hệ điều hành Linux và Middleware: Việc triển khai và quản lý các ứng dụng như API và Web Services thường yêu cầu sử dụng hệ điều hành Linux. Điều này đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức sâu về Linux để có thể quản lý và vận hành các Linux Server hiệu quả. Ngoài ra, hiểu về Middleware (phần mềm trung gian để kết nối các thành phần trong hệ thống, dịch vụ hay ứng dụng) cũng là một yếu tố quan trọng. Các Middleware như NGINX hay HAProxy đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa và đảm bảo hiệu suất cao cho các ứng dụng chạy trên Linux.
  1. Container và Container Orchestration: Container và các công nghệ liên quan như Kubernetes và Docker đang trở thành kiến thức cốt lõi mà một Cloud Server Engineer cần phải nắm vững. Container là một công nghệ đóng gói ứng dụng cùng các phụ thuộc cần thiết để chạy Application. Docker thường được sử dụng để xây dựng, quản lý và chạy Container trên môi trường phát triển. Khi triển khai Container trên các dịch vụ Cloud, việc sử dụng các công cụ quản lý Container như Kubernetes là cần thiết.
  1. Kỹ năng lập trình: Một Cloud Engineer cần thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình bậc cao như Go, Java hoặc Python. Bên cạnh đó, khả năng tự viết các ứng dụng liên kết với dịch vụ Cloud như Web Services hay API cũng là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, hiểu biết về các khái niệm trong phát triển phần mềm như Agile, Scrum và quản lý mã nguồn là rất cần thiết.
  2. Cloud Automation và DevOps: Cloud Automation đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành phần mềm. Hiểu rõ về các nguyên lý DevOps, Continuous Delivery và Continuous Integration cùng với việc sử dụng các công cụ CI/CD để tự động hóa quy trình phát triển phần mềm và quản lý Infrastructure là điểm mạnh của một Cloud Engineer. Công cụ Infrastructure as Code cũng giúp duy trì sự đồng nhất giữa các môi trường khác nhau sử dụng mã nguồn.
  3. Kiến thức về Networking và Internet Protocols: Kiến thức về Networking và các giao thức internet là quan trọng đối với Cloud Engineer để thiết kế Networking cần thiết cho các ứng dụng chạy trên Cloud. Các dịch vụ như DNS, CDN cũng cần được hiểu rõ. Sự đơn giản hóa của Networking trên Cloud so với môi trường On-premise giúp tối ưu hóa thời gian triển khai khi làm việc trực tiếp với Switch và Router.
  1. Kinh nghiệm với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây: Hiểu biết và sử dụng các dịch vụ từ các nhà cung cấp lớn như Microsoft Azure, GCP, AWS để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của hệ thống.
  1. Database/Storage: Về cơ sở dữ liệu và lưu trữ, một Cloud Engineer cần phát triển kỹ năng với các công nghệ như NoSQL hoặc RDBMS. Hiểu biết về các loại lưu trữ như Object Storage, File Storage và Block Storage cũng là yếu tố quan trọng giúp đưa ra các giải pháp tối ưu cho hệ thống.

Những chứng chỉ mà Kỹ sư điện toán đám mây (Cloud Server Engineer) cần có

Trong thế giới công nghệ ngày nay, kỹ sư điện toán đám mây đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và quản lý hệ thống đám mây cho các doanh nghiệp. Để thành công trong lĩnh vực này, việc có những chứng chỉ phù hợp là điều cần thiết để chứng minh và củng cố kiến thức, kỹ năng của mình. Những chứng chỉ mà kỹ sư Cloud Server cần có:
nhung-chung-chi-can-thiet-cua-ky-su-dien-toan-dam-may
Những chứng chỉ cần thiết của kỹ sư điện toán đám mây (Nguồn: OSAM)
  • AWS Certified Solutions Architect
  • Microsoft Certified: Azure Solutions Architect
  • Google Cloud Certified – Professional Cloud Architect
  • CompTIA Cloud+
  • Certified Kubernetes Administrator (CKA)
Tùy thuộc vào môi trường làm việc và sự chuyên môn cụ thể, một kỹ sư đám mây có thể cân nhắc lựa chọn một hoặc nhiều trong số các chứng chỉ này để phát triển sự nghiệp và củng cố kiến thức của mình.
Kết luận
Công nghệ đám mây đã thay đổi cách các doanh nghiệp hoạt động, với 80% tổ chức sử dụng các nền tảng như AWS và Azure. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho Cloud Server Engineer, nhưng cũng đặt ra thách thức về kỹ năng. Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia Cloud Engineer hoặc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đám mây, hãy bắt đầu ngay hôm nay!
nganh-an-ninh-mang-va-bao-mat-tai-FPT-Jetking
Khóa học Quản trị an ninh mạng & Đám mây tại FJK
Ngoài việc tìm hiểu những thông tin trên, bạn có thể tham gia chương trình đào tạo chuyên sâu Quản trị an ninh mạng & Đám mây tại FPT Jetking để nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc dựa trên các dự án thực tế mà giảng viên cung cấp. Mọi thông tin chi tiết về khóa học, bạn vui lòng Liên hệ FPT Jetking để được tư vấn chi tiết!
Hệ thống Đào tạo An ninh mạng & Đám mây Quốc tế – FPT Jetking
  • Địa chỉ: 391A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0931313329 – 0981578920
  • Inbox Fanpage: m.me/fptjetkingvietnam
  • Website: https://jetking.fpt.edu.vn/
đánh giá