Cách bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp trên đám mây

Cuộc cách mạng đám mây đang ngày càng bùng nổ và phát triển. Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở hạ tầng và dữ liệu CNTT quan trọng sang đám mây. Động thái này được thúc đẩy bởi tiềm năng to lớn của các nền tảng đám mây hứa hẹn đem lại hiệu quả hoạt động, năng suất, sự nhanh chóng, linh hoạt và lợi nhuận chưa từng có. Nhưng mọi công nghệ đều có lợi ích và hạn chế của nó. Trong trường hợp này, hạn chế của công nghệ đám mây là thiếu quyền sở hữu và quyền kiểm soát: Bảo mật.

Bản chất của đám mây khiến nó dễ bị tấn công bởi các tội phạm mạng như hack dữ liệu. Cuộc tranh luận gay gắt về việc tin tặc Nga có liên quan gì đến việc gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ minh họa cho điều này, sự kiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo mật đám mây và nhu cầu duy toàn vẹn dữ liệu.

Một khảo sát gần đây cho thấy rằng đám mây sẽ thúc đẩy 83% khối lượng công việc của doanh nghiệp vào năm 2020. Ngoài ra, để đạt được chuyển đổi kỹ thuật số và sự hài lòng của khách hàng, một nửa số doanh nghiệp toàn cầu sẽ sử dụng ít nhất một nền tảng đám mây. Có một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm đã có trên đám mây và lượng dữ liệu có giá trị cao sẽ chỉ tăng theo cấp số nhân theo thời gian. Chúng ta đã thấy các trường hợp dữ liệu bị xâm phạm trong đám mây, bao gồm marketing data, hồ sơ sức khỏe, dữ liệu bầu cử…

Thử thách bảo mật đám mây

Với nhiều dữ liệu dịch chuyển lên đám mây, việc duy trì sự toàn vẹn của dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đám mây là một mục tiêu sinh lợi vì những tài nguyên mà đám mây lưu trữ, chẳng hạn như sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại quan trọng và thông tin cá nhân. Đây là mục tiêu tấn công của những kẻ tin tặc tinh vi ngày nay.

Để đối phó với các sự cố ngày càng tăng và các nỗ lực đánh cắp dữ liệu trên đám mây, Google gần đây đã cho ra “shielded VMs” để bảo vệ các cloud server khỏi rootkit. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác cũng đã ra mắt các công nghệ bảo mật đám mây mới để ngăn chặn các cuộc tấn công thù địch. Tuy nhiên, với tư cách là người dùng của các nền tảng đám mây này, bạn phải hiểu trách nhiệm của mình, đảm bảo rằng bạn không để phó mặc tất cả mọi thứ cho nhà cung cấp.

Trước khi đổ xô lên đám mây để tận dụng được các điểm mạnh của nó, bạn cần phải thực hiện một vài bước để tăng cường bảo mật và các lỗ hổng, rò rỉ tiềm năng. Đa số các doanh nghiệp đang thiếu sự chuẩn bị nhất định từ góc độ bảo mật khi dịch chuyển một số hoặc tất cả các quy trình sang đám mây. Có những trường hợp, nhóm CNTT sẽ bị bất ngờ bởi họ không còn quyền kiểm soát dữ liệu và cần thực hiện các biện pháp khắc phục. Một tổ chức có kế hoạch tận dụng CNTT và xử lý tài nguyên dựa trên đám mây phải phân tích và đánh giá rộng rãi các rủi ro liên quan đến việc sử dụng các công nghệ đột phá như điện toán đám mây.

Không có khả năng bảo vệ dữ liệu trong đám mây cũng là kết quả trực tiếp của việc phức tạp hóa quá trình suy nghĩ đằng sau bảo mật đám mây. Nếu bạn là một tổ chức có kế hoạch dịch chuyển sang đám mây, trước tiên hãy nghĩ cách bạn đã bảo mật dữ liệu trên các máy chủ tại chỗ và các kiểm tra và cách cân bằng khác nhau mà bạn đã đưa ra để bảo vệ, kiểm soát và quản lý quyền truy cập như thế nào. Hãy áp dụng các bước này trong việc bảo mật dữ liệu trong đám mây.

Bảo mật dữ liệu trên đám mây

Trọng tâm cốt lõi của bảo mật đám mây là giữ an toàn cho dữ liệu. Trách nhiệm của bảo mật đám mây không chỉ dựa vào doanh nghiệp mà còn dựa vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây – bảo mật đám mây về cơ bản là nỗ lực kết hợp giữa chính tổ chức của bạn và nhà cung cấp. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là, nhà cung cấp của bạn đã sẵn sàng như thế nào để bảo mật các ứng dụng và dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp?

Dưới đây là các thành phần quan trọng của bảo mật đám mây mà bạn phải ghi nhớ để đảm bảo bảo mật dữ liệu tốt hơn:

– Hãy chắc chắn rằng bạn đăng ký với một nhà cung cấp dịch vụ có chính sách bảo mật nghiêm ngặt.

– Sử dụng các công cụ bảo mật để xác định các lỗ hổng giữa các biện pháp bảo mật của nhà cung cấp đám mây, nhằm biết vấn đề bảo mật nào doanh nghiệp cần can thiệp để giải quyết. Nếu phần cứng máy chủ (VM) và hệ điều hành được khai thác, thì mọi application/data được lưu trữ trong đó đều có thể bị xâm phạm. Trong vài năm qua, chúng tôi đã thấy một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây bị hack. Danh sách này bao gồm Amazon Web Services, Google Drive, Dropbox, Apple iCloud, Microsoft Azure và những nhà cung cấp tương tự.

– Hai đối thủ nặng ký trên public cloud hàng đầu là Microsoft và Amazon đã ra mắt các công cụ quản lý thông tin xác thực của riêng họ để đảm bảo quyền truy cập hợp pháp vào dữ liệu nhạy cảm, ngăn chặn những kẻ xâm nhập. Hãy tìm hiểu thêm về các công cụ bảo mật tinh vi như vậy để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp trên đám mây.

– Mã hóa toàn diện ở cấp độ tệp, tạo thành xương sống của tất cả các nỗ lực bảo mật đám mây. Ngay cả khi nhà cung cấp đám mây của bạn mã hóa dữ liệu, đừng phụ thuộc vào nhà cung cấp. Hãy triển khai các giải pháp mã hóa tinh vi và toàn diện để mã hóa dữ liệu trước khi tải nó lên đám mây.

– Điều bắt buộc là bạn phải bảo mật các thiết bị của người dùng cuối đang truy cập tài nguyên trên nền tảng đám mây với bảo mật điểm cuối nâng cao. Triển khai các giải pháp tường lửa để bảo vệ mạng của doanh nghiệp, đặc biệt nếu bạn đang đăng ký mô hình IaaS hoặc PaaS.

– Thực hiện theo các security guidelines và best practices tốt nhất được đề xuất bởi Cloud Security Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh thúc đẩy bảo đảm an ninh trong Điện toán đám mây.

Nếu bạn có thể thực hiện các nguyên tắc này như một phần của chiến lược bảo mật đám mây, doanh nghiệp sẽ tăng tối đa được tính bảo mật dữ liệu trên đám mây. Trong một thế giới nơi việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu sẽ bị chi phối bởi các chính sách cực kỳ nghiêm ngặt như General Data Protection Regulation, Califonia Consumer Privacy Act,… đây là lúc để bảo mật đám mây cho doanh nghiệp.

Nguồn: tech.vccloud.vn

đánh giá