Chuyển ngành sang Thiết kế vi mạch với điểm cộng là nền tảng kiến thức Công nghệ sẵn có giúp anh Nguyễn Hải Đăng có khởi đầu nhẹ nhàng hơn với các bạn trẻ mới gia nhập vào ngành công nghệ Bán dẫn.
Chào anh Nguyễn Hải Đăng, anh có thể giới thiệu qua đôi chút về công việc hiện tại là gì không?
Anh là Nguyễn Hải Đăng sinh năm con rồng Mậu Thìn (1988), anh đã có một bé trai 6 tuổi và chuyên môn của anh hiện tại là một System Admin. Anh từng may mắn có thời gian nhiều năm công tác cho một số công ty, tập đoàn công nghệ lớn như CMC, FPT Telecom,..v.v
Lý do gì khiến anh quyết định chuyển ngành học Thiết kế vi mạch tại FPT Jetking?
Anh vốn là người làm trong lĩnh vực công nghệ nên cũng thường xuyên theo dõi cập nhật xu hướng mới. Ngành vi mạch bán dẫn là nền tảng của công nghiệp điện tử hiện đại, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với nhiều giải pháp công nghệ hiện nay. Hệ thống năng lượng, giao thông, công nghệ thông tin, điện toán hay các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), viễn thông 5G, siêu máy tính, tự động hóa, quốc phòng, an ninh… đều dựa vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghệ bán dẫn.
Ngành bán dẫn là một ngành non trẻ tại nước ta nhưng đang được chính phủ rất quan tâm. Nên anh nghĩ đây là thời điểm thích hợp để mình có thể chuyển ngành và theo đuổi ngành học mới đầy tiềm năng như Thiết kế vi mạch. Hiện tại số lượng trường có đào tạo ngành này rất ít và FPT Jetking là một trong số đó. Anh lựa chọn FPT vì nhiều nguyên nhân:
Một là FPT là nơi anh luôn dành nhiều tình cảm yêu mến khi anh đã có thời gian làm việc tại FPT Telecom nên anh rất tin tưởng vào khả năng giảng dạy đào tạo của FPT. Hai là thời gian học 2 năm là vừa đủ, tập trung vào việc đào tạo phục vụ mục đích có thể đi làm ngay. Ba là thời gian học linh hoạt , phù hợp cho người vừa học vừa làm như anh.
Anh có cảm thấy khó khăn trong những buổi học đầu tiên với ngành Thiết kế vi mạch không?
Qua những buổi nhập môn đầu tiên anh nhận thấy môn học này cần các bạn nắm được kiến thức toán, vật lý cơ bản, có tư duy logic tốt. Đối với anh thì không quá khó khăn vì anh học công nghệ thông tin, cơ bản là khá gần gũi với ngành này nên việc chuyển đổi không quá khó như các bạn thuộc ngành khác. Thời gian học buổi tối cũng phù hợp cho người vừa học vừa làm như anh.
Mong muốn tương lai của anh khi theo đuổi ngành Chip Design là gì?
Theo anh nghĩ, bất kỳ ai khi đăng ký theo học một ngành mới đều mong muốn mình có đủ kỹ năng để tham gia vào thị trường lao động. Bán dẫn là một ngành của tương lai, có rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ nếu quyết định theo đuổi nó ngay từ bây giờ. Cũng giống như 30 năm trước ngành phần mềm của nước ta cũng non trẻ như vậy nhưng bây giờ đã có thể sánh ngang với các cường quốc chuyên gia công phần mềm. Anh hy vọng ngành bán dẫn cũng sẽ đi theo con đường giống như vậy, và lựa chọn chuyển ngành ở thời điểm hiện tại của mình là đúng.
Theo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024, một trong những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn là chú trọng, ưu tiên đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số,…
Với những bạn trẻ có nền tảng về công nghệ, kỹ thuật sẽ là lợi thế lớn khi theo đuổi ngành học đầy tiềm năng như Vi mạch bán dẫn. 36 tuổi, anh Nguyễn Hải Đăng đã dám thử dấn thân nghề Chip, còn bạn thì sao?