Google từ chối tham dự phiên điều trần của thượng viên, những ngày đen tối sắp bắt đầu!

Google đã có một ngày tối tăm trong buổi giải trình trước quốc hội ngày hôm qua – hay đúng hơn là chính “Google” đã không tham dự cuộc họp này. Lấy lý do vấn đề nhân sự, Google đã không có mặt tại phiên điều trần của ủy ban tình báo thượng viện, điều này đã khiến cho những lời chỉ trích liên tục nhắm vào Google. Các thượng nghị sĩ liên tục nói về quyết định cắt đứt các hợp đồng quân sự của Mỹ của Google, việc hãng thay đổi chính sách để có thể xâm nhập vào Trung Quốc và thất bại chung trong các vấn đề liên quan tới chính phủ và luật lệ. Cựu chủ tịch FCC, Tom Wheeler, gọi đây là “một chiến lược sai lầm”.

Google có nhiều điều phải lo lắng hơn khi quốc hội đã thông qua một luật mở rộng trách nhiệm pháp lý cho nội dung được lưu trữ. Mới tuần trước, thượng nghị sĩ Orrin Hatch (R-UT) đã công khai kêu gọi ủy ban thương mại liên bang điều tra Google về các hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường, kéo theo một loạt các cáo buộc thiên vị Trump.

Giống như bất kỳ động thái chính trị nào, thật khó để biết được mối đe dọa bắt đầu từ đâu. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Google đang gặp nguy hiểm thực sự, từ việc bị tố cáo có những hành động cạnh tranh mờ ám hay những thay đổi pháp lý mới, và giờ là vắng mặt trước quốc hội.

Theo nhiều nhà phân tích, mối quan tâm nhất hiện nay của Google là FTC – nghị luật về vấn đề cạnh tranh và quyền riêng tư của người tiêu dùng. Đối với hầu hết các nhiệm kỳ của Trump, FTC vốn không được ủng hộ, nhưng một loạt các đề cử mới trong tháng một vừa rồi đã từ từ khiến hãng không thể ngó lơ đi được nữa. Tệ hơn, Maureen Ohlhausen, ủy viên ủng hộ Google đáng tin cậy nhất, sẽ chính thức hết nhiệm kỳ trong tháng này và nhường ghế lại cho cựu giám đốc điều hành Delta, Christine Wilson.

Có thể nói sẽ còn nhiều đơn khiếu nại chống lại Google xuất hiện trong những tuần tới, đây có thể là một trong những thời điểm khó khăn nhất mà hãng phải đối đầu.

Ngoài ra, scandal của Facebook trong năm qua cũng tạo áp lực lên hình ảnh của Google khi khiến nó trở nên nhạy cảm hơn trước các tin đồn tiêu cực. Chính sự giống nhau khi hai công ty đều hoạt động và thu thập dữ liệu, thúc đẩy quảng cáo nhắm và mục tiêu trên một quy mô rộng lớn. Cho đến nay, vụ bê bối Cambridge Analytica đã thu hút hầu hết sự chú ý về phía Facebook, nhưng không có lý do để Google có thể ung dung thoải mái được.

Đây là một thời điểm vô cùng nhạy cảm với Google khi mà hãng đang phải chuẩn bị đưa ra những quyết định có thể ảnh hưởng đến tương lai không chỉ của Google mà có thể là cả một nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Techtalk via theverge