Báo cáo 10 phần mềm độc hại phổ biến nhất và cách phòng tránh chúng

Theo trang Techrepublic đưa tin, các cuộc tấn công của phần mềm độc hại đã được phát hiện ở 225 mã quốc gia, đại diện cho hầu hết mọi khu vực trên thế giới.

Theo báo cáo, trong số 10 loại tấn công, đứng đầu là các loại worm, ứng dụng không an toàn, các ứng dụng cài đặt trái phép, vi rút, packer, email worm và các constructor.

Mức độ phức tạp trong các cuộc tấn công tiếp tục tăng lên: Riêng năm 2017, Comodo đã phát hiện được 3,704 loại trojan mới, 708 application malware và 1.621 backdoor. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp nên xem xét việc tập trung hơn an ninh vào các khu vực này, vì chúng có nhiều khả năng trở thành điểm tấn công của các hacker.

Trên một thống kê tích cực hơn, hầu hết các loại phần mềm độc hại không hề tăng hoặc có chiều hướng giảm trong quý 4 năm 2017, báo cáo ghi nhận. Ngoại lệ duy nhất là backdoor, có mức tăng đáng kể trong quý và có thể sẽ tiếp tục tăng trong Q1 2018.

Tuy nhiên, có rất nhiều thứ mà chuyên gia bảo mật và kinh doanh có thể làm để bảo vệ dữ liệu, khách hàng và danh tiếng của họ, bao gồm cập nhật phần mềm, giữ sao lưu ngoại tuyến và dạy cho nhân viên cách phát hiện các cuộc tấn công từ hacker.

Hầu hết các sự cố an ninh diễn ra ở Nga (8,8%) và Mỹ (8,6%), báo cáo cho biết. Góp mặt top 10 bao gồm có Brazil, Ấn Độ, Canada, Đức, Trung Quốc, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, và Ukraine.

Hoạt động của mạng máy tính thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động ​​chính trị, tình báo, quân sự và kinh doanh trên toàn thế giới.

Báo cáo chỉ ra rằng “Trong các lĩnh vực cụ thể đều bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp từ các loại phần mềm độc hại riêng biệt. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tạo ra một bộ bảo vệ mạng riêng cho mình, được xây dựng tập trung vào cho nhu cầu từ chính công ty đó”.

Xem đầy đủ báo cáo tại đây

THEO Techtalk